Cà Mau: Máy ủ vi sinh trong nuôi tôm
Cà Mau: Ðánh thức tiềm năng du lịch Thới Bình thôn |
Cà Mau: Quyết tâm ngăn chặn tàu cá vi phạm IUU |
Chị Ngân chia sẻ: “Mô hình nuôi tôm công nghiệp nói không với chất kháng sinh, chất tồn lưu của gia đình tôi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tâm huyết của tôi và chồng là mô hình nuôi tôm công nghệ cao không sử dụng kháng sinh được lan toả sâu rộng trong Nhân dân. Từ đó, giúp nông dân hiểu đúng, đủ về tầm quan trọng của việc nuôi tôm sạch. Ðồng thời, giúp mô hình phát triển đúng hướng và bền vững trong tương lai”.
Chị Ngân cho rằng, hiện nay, việc người nuôi tôm sử dụng kháng sinh một cách vô tội vạ vô hình trung đã làm cho môi trường nuôi tồn dư lượng đáng kể các chất gây hại cho vi khuẩn có lợi. Ðiều này khiến chúng không có điều kiện để phát triển. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn gây hại cho tôm nuôi phát triển, khiến việc nuôi thuỷ sản không đạt hiệu quả như mong đợi.
|
Khi đưa vào hoạt động, máy ủ vi sinh sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí cho vụ nuôi. |
“Gia đình tôi có khoảng 7 khu nuôi với hơn 20 ha. Theo tôi, việc nuôi tôm không sử dụng kháng sinh mang lại hiệu quả cao và giữ gìn được môi trường nuôi không bị ô nhiễm. Từ đó, giúp tôm nuôi phát triển tốt, không bị mắc bệnh và sinh trưởng tốt. Tôi thường mời các chuyên gia có kiến thức về lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản phân tích, định hướng, giới thiệu về mô hình nuôi tôm không sử dụng kháng sinh, không chất tồn lưu. Hướng tới, tôi sẽ nhân rộng mô hình này và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật với những ai có thiện chí hợp tác để phát triển”, chị Ngân cho biết.
Theo chị Ngân, hiện nay, có nhiều sản phẩm phục vụ nuôi thuỷ sản không đạt chất lượng, có chứa chất tồn lưu, nhưng người nuôi không phân biệt được, cứ thấy giá rẻ là chọn mua. Việc sử dụng vô tội vạ các sản phẩm trôi nổi làm cho môi trường nuôi bị ô nhiễm, chứa nhiều chất tồn lưu trong đất, dẫn đến việc nuôi thuỷ sản không mang lại hiệu quả.
Hiện gia đình chị Ngân đang nghiên cứu máy ủ vi sinh phục vụ nuôi tôm. Việc sử dụng máy sẽ hạn chế sức người và tiết kiệm được lượng lớn vi sinh trong quá trình nuôi tôm. Ðồng thời, giúp làm giảm chi phí thuê lao động chất lượng cao.
“Công dụng của máy này là ủ ra một loại sản phẩm vi sinh có chất lượng để đưa vào môi trường nuôi và tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Nếu thuê kỹ sư, mình phải tốn từ 15-20 triệu đồng/tháng, nhưng nếu thuê một lao động phổ thông, vừa có sức khoẻ lại có tâm huyết, được trợ lực bằng máy ủ vi sinh thì mình ít tốn chi phí và mở ra cơ hội việc làm cho nhiều người. Việc đưa vào sử dụng máy ủ vi sinh thì ai cũng làm việc được và tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Khi sử dụng vi sinh bằng máy ủ, lượng vi sinh trong mỗi vụ nuôi sẽ tiết kiệm được khoảng 60%, nhưng hiệu quả rất cao. Gia đình tôi đã liên hệ ngành chức năng để đăng ký bản quyền sáng chế. Hiện gia đình đang nghiên cứu, chế tạo ra 2 máy ủ vi sinh. Trong đó, máy dùng để ủ vi sinh chuyên cho tôm ăn và máy ủ vi sinh để xử lý nước”, chị Ngân nói thêm.
Ông Phùng Trường Nguyên, Phó chủ tịch UBND thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, cho biết: “Sau khi nghe chị Ngân chia sẻ về mô hình nuôi tôm không kháng sinh, không chứa chất tồn lưu, bản thân tôi đánh giá cao về ý tưởng mô hình của chị Ngân. Ðây là mô hình rất hay, nếu đạt kết quả và nhân rộng sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm tôm nuôi của địa phương. Ðồng thời, giúp môi trường nuôi được đảm bảo, chi phí sản xuất thấp và tăng lợi nhuận cho người dân”./.
Nguồn: Máy ủ vi sinh trong nuôi tôm
Trần Quốc Khải
baocamau.com.vn
-
Ngành năng lượng toàn cầu tạo thêm 2,5 triệu việc làm trong năm 2023
-
Món ngon bình dân đậm chất Huế
-
Việt Nam là thị trường phát hành nợ xanh lớn thứ hai trong ASEAN
-
Phương Linh hát không cát-sê trong đêm nhạc của Quốc Thiên
-
Ẩm thực Cao Bằng - Đặc sản mộc mạc vùng non cao
-
Hoàng Đức, Đặng Văn Lâm chốt bến đỗ bất ngờ
- Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
- Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững