Cà Mau: Nông nghiệp hữu cơ - Hướng đi bền vững
Cà Mau: Vườn rau, ao cá học đường |
Cà Mau: Ba khía xuất ngoại |
Nền nông nghiệp xanh, bền vững; sản xuất theo chuỗi giá trị, thân thiện với môi trường, gắn với nông nghiệp tuần hoàn đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu đang là khát vọng trên đồng đất Cà Mau.
Bước chuyển mình
Dấu ấn của ngành nông nghiệp là tỉnh Cà Mau vừa ban hành “Chương trình nhiệm vụ, giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”. Từ đó, ngành nông nghiệp tỉnh nhà tích cực triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhằm tiến tới xây dựng thương hiệu nông nghiệp hữu cơ, góp phần nâng cao giá trị hàng hoá, tạo thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước; đặc biệt là lĩnh vực kinh tế hợp tác, phong trào xây dựng sản phẩm OCOP...
Ngành nông nghiệp tỉnh đang chuyển từ phát triển tập trung đơn ngành sang phát triển đa ngành, chuyển sản xuất từ đơn giá trị sang sản xuất tích hợp đa giá trị. Với mục tiêu lớn là hướng đến nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái. Qua đây phát huy tối đa lợi thế các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo phương pháp đổi mới tư duy, đổi mới từ khâu quản lý sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; đổi mới từ tập trung phát triển sản lượng sang chú trọng chất lượng sản phẩm. Tất cả chung sức, đồng lòng vì ngành nông nghiệp xanh.
Anh Khưu Văn Chương, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại SK NONI (ấp Công Nghiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), tự hào với đứa con tinh thần nước ép nhàu - sản phẩm OCOP 4 sao tiêu biểu cấp quốc gia.
Nông nghiệp xanh không còn là khái niệm trừu tượng nữa, nhất là khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được tỉnh quan tâm thực hiện. Theo đó, có gần 40.000 ha lúa sinh thái trên đất nuôi tôm đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận; gần 800 ha lúa được cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ trong nước và quốc tế; có trên 19.000 ha tôm - rừng được chứng nhận tôm sinh thái; trên 20.000 ha vùng lúa an toàn chất lượng cao; thực hiện trên 10 liên kết sản xuất và tiệu thụ lúa an toàn, lúa hữu cơ theo chuỗi giá trị... Ðiển hình là mô hình lúa hữu cơ của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp và Thuỷ sản Ông Muộn (ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau), với quy mô 50 ha, đã chứng nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 11041:2017.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, tổng sản phẩm (GRDP) khu vực nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh đến năm 2020 đạt 20.746 tỷ đồng. (Trong ảnh: Thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm, liên doanh giữa HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thuỷ sản Ông Muộn và nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau).
“Từ khi sản phẩm gạo được chứng nhận VietGAP, OCOP 3 sao, giờ 4 sao; thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh, gạo sạch của HTX đang dần được nhiều người biết đến, tiếp cận nhanh thị trường trong và ngoài tỉnh”, anh Nguyễn Văn Tiếp, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thuỷ sản Ông Muộn, chia sẻ.
“Với sự hợp tác và tính bền vững của mô hình, khi liên doanh, liên kết với HTX, người dân được lợi ích nhiều bề. Chính vì thế, chúng tôi luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất lúa gạo, chú trọng chất lượng sản phẩm. Với quy trình sản xuất lúa sạch, bà con tối ưu hoá việc cắt giảm chi phí sản xuất, gia tăng tối đa lợi nhuận”, anh Nguyễn Văn Tiếp chia sẻ thêm.
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật
Thời gian qua, nhiều mô hình, dự án ứng dụng khoa học - công nghệ xanh đã được ứng dụng và mang lại hiệu quả trong sản xuất, đời sống, như công nghệ xử lý nước biển thành nước ngọt; trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt; mô hình đa giá trị thích ứng với biến đổi khí hậu trên vùng đất lợ, mặn... Tất cả đã khẳng định giá trị của khoa học - công nghệ khi áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội.
Miệt mài, bền bỉ, hết trang trại này đến trang trại khác; làm xong vụ mùa này là tính phương án cho vụ mùa tiếp theo với các chủ thể được dự án hỗ trợ... là thái độ làm việc của Tiến sĩ Nguyễn Việt Hoàng, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ, chủ nhiệm mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng. Ðã qua mấy vụ mùa, hiệu quả mô hình mang lại đã được kiểm chứng qua những mô hình cụ thể.
Sản phẩm ổi sạch của chị Nguyễn Thị Thuý An (phải), ấp Ðòn Dong, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời sẽ được đưa lên bàn đánh giá sản phẩm OCOP năm 2024 của huyện Trần Văn Thời với nhiều kỳ vọng.
Năm 2020, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng được thử nghiệm với quy mô 1.000 m2 tại phường Tân Thành và Phường 9 (TP Cà Mau). Mô hình đã sản xuất thử nghiệm được 3 vụ với năng suất bình quân hơn 3 tấn/vụ/1.000 m2. Từ cơ sở đó, tháng 11/2021, TP Cà Mau chủ động xây dựng và thực hiện mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tại xã Tân Thành và Lý Văn Lâm, với quy mô 1.780 m2. Mô hình đạt kết quả khả quan, tích cực, góp phần phát triển loại hình nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ tiến bộ trên địa bàn TP Cà Mau.
Ngành nông nghiệp Cà Mau bền bỉ hướng đến nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái; sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường. Lợi thế các sản phẩm chủ lực của tỉnh đang tiếp tục phát huy với tư duy đổi mới, từ tập trung phát triển sản lượng sang chú trọng chất lượng, vừa góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia, vừa khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
Một mùa xuân nữa lại về trên đồng đất Cà Mau, nơi có những người nông dân cần cù, sáng tạo, chọn nông nghiệp xanh để làm hướng đi bền vững cho mình và quê hương.
Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Ngành nông nghiệp Cà Mau theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp xanh trên cơ sở kết hợp các yếu tố sinh thái đặc trưng, lợi thế so sánh của tỉnh để phát triển kinh tế nông nghiệp. Tiếp tục triển khai thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh nông sản. Đẩy mạnh phát triển theo hướng hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển công nghiệp chế biến, thích ứng biến đổi khí hậu để kết nối bền vững chuỗi giá trị nông sản của cả nước hướng đến xuất khẩu”. |
Nguồn: Nông nghiệp hữu cơ - Hướng đi bền vững
Phú Hữu
baocamau.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
"Thư từ Roma": Bài 2 - Đi học tuổi 50