Cà Mau: Phụ nữ vượt khó làm giàu
Cà Mau: Phát triển du lịch xanh và bền vững |
Cà Mau: Rau thuỷ canh trên đất mặn |
Điển hình như chị Lê Ngọc Loan ở Ấp 16, xã Khánh An. Là hộ nghèo không đất sản xuất, chủ yếu làm thuê kiếm sống qua ngày, nhưng nhờ cần cù, vượt khó trong lao động, năm 2015 chị Loan chăn nuôi heo để phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Ban đầu chị xây 2 chuồng, nuôi 8 con heo giống, gần 5 tháng nuôi đã xuất chuồng bán, trừ chi phí còn lãi gần 20 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, chị tiếp tục xây thêm 3 chuồng, nuôi từ 25-30 con heo lớn, nhỏ và 2 con heo nái, mỗi năm sinh sản từ 25-30 heo con, mang lại thu nhập từ 150-180 triệu đồng/năm.
Chị Loan chia sẻ kinh nghiệm: “Người nuôi phải thực hiện tốt quy trình chăn nuôi theo hướng dẫn của ngành chức năng. Chuồng trại phải xây dựng nơi khô ráo, thoáng mát; heo giống phải có nguồn gốc rõ ràng; cho ăn điều độ, thường xuyên phun thuốc khử trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Với cách làm này, mô hình nuôi heo của tôi đạt hiệu quả”. Cũng theo chị Loan, hiệu quả mang lại từ mô hình nuôi heo thương phẩm là kết quả của sự phấn đấu lao động miệt mài, đồng lòng của vợ chồng chị và sự hỗ trợ, động viên của chị em hội viên phụ nữ địa phương.
Bà Mai Cẩm Nang, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khánh An, nhận xét: “Chị Lê Ngọc Loan là hội viên phụ nữ luôn cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất. Từ hộ nghèo, khó khăn, nhờ áp dụng mô hình nuôi heo thương phẩm hiệu quả, hiện nay kinh tế gia đình chị đã khá lên. Chị xứng đáng là tấm gương phụ nữ vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế. Ngoài ra, chị Loan còn tích cực tham gia các hoạt động trong phong trào phụ nữ tại ấp”.
Chị Nguyễn Thị Huệ, Ấp 12, xã Khánh Lâm, là hộ nghèo không đất sản xuất. Tận dụng đất trống dọc theo tuyến lộ xe, chị trồng hành, hẹ, cải xanh, cải ngọt, đậu bắp, đậu đũa, khoai ngọt, rau má... mỗi năm từ 5-6 vụ. Nhờ chịu khó chăm sóc, rau màu phát triển tốt.
Nhờ tận dụng đất trống để trồng màu mà kinh tế gia đình chị Nguyễn Thị Huệ ổn định hơn.
“Các loại rau màu đầu ra ổn định. Trước khi thu hoạch rau màu từ 5-7 ngày, tôi đến các điểm chợ trong huyện tìm sẵn bạn hàng, nhờ vậy vụ màu nào cũng bán hết. Hiện nay tôi đã trồng thêm gần 8 ngàn dây dưa leo, khổ qua, được gần 20 ngày tuổi, đang phát triển xanh tốt, nếu giá cả thị trường như hiện nay thì đến khi thu hoạch sẽ được khoảng hơn 20 triệu đồng. Nhờ trồng rau màu mà kinh tế gia đình tôi được cải thiện, cuộc sống ổn định hơn”, chị Huệ chia sẻ.
Bà Ðoàn Thảo Nhi, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện U Minh, cho biết: “Nhờ nguồn vốn uỷ thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, hội tập trung phát triển thêm các mô hình, tổ hợp tác, hợp tác xã gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” phù hợp với từng địa phương. Ngoài ra, còn huy động vốn nội lực trong hội viên trên 3 tỷ đồng, cho chị em mượn xoay vòng để sản xuất, kinh doanh”./.
Nguồn: Phụ nữ vượt khó làm giàu
Trọng Nguyễn
baocamau.vn
- Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa
- Hà Giang: Thầm lặng nghề lưu giữ những trang tài liệu lịch sử
- Khánh Hòa: Nhiều cơ hội mới cho doanh nhân
- Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
- Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
"Thư từ Roma": Bài 2 - Đi học tuổi 50