Cà Mau: Phú Tân vươn mình sau 20 năm tái lập

10:10 | 28/12/2023

|
Ngày 17/11/2003, huyện Phú Tân được tái lập theo Nghị định số 138/2003/NÐ-CP của Chính phủ (chia tách từ huyện Cái Nước) và chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2004.
Cà Mau: Ða canh phù hợp cho thu nhập caoCà Mau: Ða canh phù hợp cho thu nhập cao
Cà Mau: Bánh dân gian vào mùaCà Mau: Bánh dân gian vào mùa

Thời điểm mới tái lập, Phú Tân là một huyện nghèo, có kết cấu hạ tầng yếu kém, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thuỷ, chưa có đường ô tô về trung tâm huyện và các xã, thị trấn; xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, đời sống người dân nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao...

Trong suốt hành trình 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo của tỉnh, Ðảng bộ, quân và dân huyện Phú Tân đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, đầu tư khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, đưa kinh tế - xã hội huyện nhà ngày càng phát triển.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng làm tăng tiềm lực và tạo điều kiện cho địa phương phát triển nhanh hơn. (Trong ảnh: Một góc thị trấn Cái Ðôi Vàm hôm nay).

Trung tâm hành chính huyện Phú Tân được xây dựng khang trang.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 360 tàu khai thác biển. Tổng sản lượng nuôi và khai thác thuỷ sản năm 2023 đạt 71.800 tấn.

Ðoàn viên, thanh niên Công an huyện Phú Tân và xã Tân Hưng Tây thăm Mẹ Việt Nam anh hùng Lý Thị Nhuộm, ngụ ấp Cái Bát, xã Tân Hưng Tây.

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của huyện được giữ vững. (Trong ảnh: Lực lượng Công an xã Nguyễn Việt Khái tuần tra trên địa bàn xã).

Làng nghề truyền thống làm khô Cái Đôi Vàm, nơi giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động ở địa phương.

Diện tích nuôi thuỷ sản của huyện đạt 36.865 ha.

Nguồn: Phú Tân vươn mình sau 20 năm tái lập

Huỳnh Lâm

baocamau.vn