Châu Âu đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng năng lượng
Châu Âu buộc phải sống chung với cảnh giá khí đốt biến động khó lường |
Châu Âu và Châu Á: Cuộc chiến mùa đông về khí tự nhiên hóa lỏng |
Hơn 85 dự án liên quan đến truyền tải điện, đặc biệt là kết nối các trang trại điện gió ngoài khơi hoặc xây dựng mạng lưới thông minh cho phép điều chỉnh dòng điện theo thời gian thực. Dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2027 đến năm 2030.
Khoảng 65 dự án tập trung vào hydro, các máy điện phân sẽ sản xuất loại khí này từ năng lượng sạch, một lĩnh vực quan trọng cho quá trình khử carbon trong công nghiệp.
Ngoài ra, danh sách này còn có 14 dự án mạng lưới CO2 nhằm giúp phát triển thị trường thu hồi và lưu trữ carbon.
Đây là danh sách thứ sáu các dự án có "lợi ích chung" do Ủy ban trình bày nhưng là danh sách đầu tiên loại trừ nhiên liệu hóa thạch, EU đã quyết định không tiếp tục hỗ trợ các dự án liên quan đến hydrocarbon.
Liên minh châu Âu đã đặt mục tiêu đạt 42,5% năng lượng tái tạo trong tiêu dùng vào năm 2030, so với mức hiện tại là khoảng 22%. Điều này sẽ giúp 27 quốc gia thành viên thực hiện tham vọng giảm ít nhất là 55%lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030, trước khi đạt được mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2050.
Kadri Simson, Ủy viên Năng lượng cho biết: "Danh sách các dự án xuyên biên giới được trình bày hôm nay sẽ vẽ nên bản đồ năng lượng mới của châu Âu. Kỷ nguyên tài trợ của châu Âu cho cơ sở hạ tầng liên quan đến nhiên liệu hóa thạch đã kết thúc".
Bà nói thêm: “Đã đến lúc đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng phù hợp với hệ thống số hóa, phi tập trung và linh hoạt hơn, nơi người tiêu dùng cũng là nhà sản xuất và nơi phần lớn năng lượng của chúng ta đến từ các nguồn tái tạo”.
Danh sách được trình bày hôm thứ Ba bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng xuyên biên giới trên lãnh thổ EU, nhưng cũng là lần đầu tiên có một số dự án liên quan đến các nước thứ ba. Các dự án này vẫn phải được Nghị viện Châu Âu và Hội đồng EU, cơ quan của các quốc gia thành viên, phê duyệt trong vòng hai tháng.
Ủy ban Châu Âu ước tính sẽ cần 584 tỷ euro đầu tư từ nay đến năm 2030 để phát triển và hiện đại hóa mạng lưới điện của Châu Âu nhằm thích ứng với sự phát triển của năng lượng gió và mặt trời cũng như mức tiêu thụ điện đang ngày một tăng cao, dự kiến sẽ tăng 60%.
Nguồn:Châu Âu đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng năng lượngAnh Thư
nangluongquocte.petrotimes.vn
- Xuất khẩu LNG của Mỹ: Giải pháp quan trọng đối với sự tăng trưởng năng lượng của châu Á
- Mỹ tăng thuế chống bán phá giá đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Đông Nam Á
- Đức đẩy nhanh chứng nhận hydro tái tạo: Một bước tiến quan trọng
- Phân tích và đánh giá thị trường dầu khí từ nay đến năm 2025
- Bản tin Năng lượng xanh: Tổng thống Mỹ Biden thúc đẩy hơn 100 tỷ USD tài trợ năng lượng sạch trước khi kết thúc nhiệm kỳ
- CNOOC khởi động 6 dự án tại Biển Đông trong năm nay
- Mỏ dầu lớn: Giải pháp bền vững cho tương lai năng lượng?
- Năm 2025 sẽ có bước ngoặt lớn trong chuyển đổi năng lượng tại Trung Quốc
- Bản tin Năng lượng xanh: Mỹ quyết định đưa ra một đợt thuế quan mới đối với pin mặt trời nhập khẩu từ 4 nước Đông Nam Á
- Khí đốt sẽ thay thế ngành than đá tại châu Á?
- Dự báo sản lượng dầu thô thế giới từ nay đến cuối năm
-
Tiệm bánh Mizuki - Nơi chỉ có tình trong bánh
-
PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai
-
Tử vi ngày 3/12/2024: Tuổi Tuất chinh phục mục tiêu, tuổi Hợi vững vàng ý chí
-
Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL
-
"Chải" Long Vũ lần đầu được đề cử tại VTV Awards
-
PVCFC: Hành trình tiên phong trong quản trị công ty theo thông lệ quốc tế, vượt trên sự tuân thủ
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 3/12: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Sắc tím Đà Lạt
-
Hoa hậu Ý Nhi công khai "dao kéo" vòng một