Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn lừa đảo “chuyển khoản nhầm”
Một nhóm đối tượng lập website giả để rút tiền của những người chuyển trả tiền bị gửi nhầm. |
Rắc rối với khoản tiền “trên trời rơi xuống”
Thủ đoạn của các đối tượng là cố ý chuyển nhầm tiền vào tài khoản của nạn nhân là những người nhẹ dạ, cả tin. Sau khi nạn nhân nhận được tiền, đối tượng sẽ giả danh là người thu hồi nợ của một Công ty tài chính nào đó để liên hệ, yêu cầu nạn nhân trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với một khoản lãi “cắt cổ”.
Một trong số đó là trường hợp của một phụ nữ ngụ quận Ba Đình, Hà Nội. Ngày 12/6, chia sẻ trên trang cá nhân, chị cho biết: Trước đó, tài khoản của chị bất ngờ nhận được hơn 45 triệu đồng, cùng với nội dung đính kèm rất khó hiểu. Khi chị còn chưa kịp tìm hiểu số tiền đó đến từ đâu thì cuối giờ chiều cùng ngày, có một tài khoản Zalo lạ chủ động kết bạn với chị. Trong quá trình nói chuyện, người này cho biết chị đã được một Công ty tài chính giải ngân số tiền trên.
Qua cách trao đổi thì thì chị bỗng trở thành “con nợ” của họ. Trước đó, chị chưa từng thực hiện khoản vay nào trên mạng xã hội, nên chị đã nghi ngờ, đến cơ quan công an trình báo sự việc. Về phần đối tượng, khi biết hành vi lừa đảo không thành đã liên tục nhắn tin đe dọa. Người phụ nữ sau đó đã đến ngân hàng thực hiện các thủ tục tra soát; đồng thời giao toàn bộ số tiền cho công an giải quyết.
Một trường hợp khác cũng là một người phụ nữ sinh sống tại Hà Nội. Trước đó, tài khoản của chị cũng bỗng nhiên nhận được 20 triệu đồng, kèm theo tin nhắn với nội dung “cho vay”. Khi người phụ nữ này còn chưa biết ai đã chuyển nhầm tiền thì nhận được điện thoại của một đối tượng tự nhận là chủ tài khoản, nói là chuyển nhầm tiền và cho xin lại.
Qua nói chuyện, người này cho rằng số tiền chuyển nhầm chị ta “dùng để làm phẫu thuật cho con”. Sau đó, với lý do cần tiền gấp để chữa bệnh cho con, người tự nhận chuyển nhầm đã chuyển tiền nhầm liên tục gọi điện, nhắn tin thúc ép đòi chủ tài khoản phải chuyển lại số tiền chuyển nhầm.
Do cảnh giác, người phụ nữ đã yêu cầu chủ tài khoản chuyển nhầm tiền này phải có giấy xác nhận của ngân hàng rằng đúng là chủ tài khoản. Sau khi nghe yêu cầu, người tự nhận chuyển nhầm tiền liền “lặn mất tăm”. Người phụ nữ ra ngân hàng yêu cầu in sổ phụ để kiểm tra xem ai chuyển tiền cho mình và xác định đó là một người đàn ông, chuyển tiền với nội dung: “Cho vay với thời hạn 45 ngày”.
Theo cách giải thích của ngân hàng, sau thời hạn 45 ngày, có thể chủ tài khoản đó sẽ xuất hiện và đòi khoản tiền 20 triệu đồng cùng lãi suất “trên trời”. Nếu không trả, người nhận sẽ có thể bị quấy phá vì bên chuyển tiền “có bằng chứng chuyển tiền cho vay trên điện thoại”.
Công an Hà Nội khuyến cáo khi bỗng dưng nhận được một khoản tiền “chuyển nhầm”, cần báo công an. |
Cần làm gì khi bị chuyển tiền nhầm?
Theo một điều tra viên Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội, thời gian gần đây, cơ quan công an đã ghi nhận một số trường hợp có dấu hiệu lừa đảo trong việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản.
Không may mắn như hai trường hợp trên vì cảnh giác và trình báo công an sớm, một người đàn ông ngụ quận Hoàng Mai đã bị mất một khoản tiền. Trước đó, tài khoản của anh cũng nhận được khoản tiền hơn 2 triệu đồng. Khoảng 30 phút sau, có một người phụ nữ gọi đến cho biết chị ta đã lỡ chuyển nhầm tiền cho anh và mong được anh chuyển lại. Người phụ nữ nói rằng đang ở nước ngoài nên nhờ anh đăng nhập vào dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua một đường link. Sau khi điền xong các thông tin, anh phát hiện mấy chục triệu đồng trong tài khoản của mình đã bị mất sạch.
Theo đại diện Công an TP Hà Nội, việc chuyển tiền nhầm qua tài khoản là thủ đoạn lừa đảo khá tinh vi. Trong trường hợp này, nếu người nhận được tiền vội vã trả tiền lại cho người gọi đến mà không xác minh rõ số tài khoản ngân hàng, chứng từ chuyển khoản thì sẽ rất phức tạp. Còn nếu cứ để đến đúng hạn “trả nợ”, chủ tài khoản đã chuyển nhầm tiền xuất hiện và yêu cầu bên nhận thanh toán thì họ cũng khó có thể từ chối vì thông tin chuyển khoản đã lưu trên điện thoại và có chứng từ ở ngân hàng.
Công an Hà Nội khuyến cáo: Khi chủ tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền “chuyển nhầm” cho mình thì cần làm theo các bước sau:
Một là: Không sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân. Nếu đó là tiền chuyển nhầm thật thì sẽ có đại diện ngân hàng liên hệ để làm việc hoặc người dân có thể chủ động liên hệ với ngân hàng để thông báo.
Hai là: Nếu là khoản tiền nhỏ thì chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê rồi đối chiếu với những thông tin nhận được và tiến hành chuyển lại. Còn đối với số tiền lớn thì chủ tài khoản nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để thực hiện việc xác minh. Hoặc người dân cũng có thể liên hệ với cơ quan công an để giải quyết.
Ba là: Người dân tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng, tránh bị phiền toái sau này. Đồng thời không chuyển hoàn vào một tài khoản khác với tài khoản đã chuyển cho mình, phải chờ ngân hàng giải quyết trước.
Bốn là: Khi nhận được điện thoại từ ngân hàng, cần kiểm tra xem đó có đúng là số của ngân hàng hay không. Để chắc chắn hơn, chủ tài khoản nên đến ngân hàng làm việc trực tiếp.
Năm là: Đặc biệt, không bao giờ cung cấp mã OTP, tên đăng nhập, password của tài khoản ngân hàng cho bất cứ ai, kể cả họ có tự xưng là bạn bè nhân viên ngân hàng hay cơ quan chức năng.
Chiêu thức lừa đảo này từng được một số kẻ gian sử dụng vào năm 2020, nhắm vào những người nhẹ dạ cả tin. Sau khi đã có được một số thông tin cá nhân của người dùng, như tên tuổi, số điện thoại hay thậm chí là địa chỉ, các đối tượng lừa đảo sẽ cố ý “chuyển nhầm” một khoản tiền đến. Kẻ lừa đảo sẽ giả danh là người thu hồi nợ của một Cty tài chính nào đó để liên hệ, yêu cầu nạn nhân trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với một khoản lãi “cắt cổ”.
Một chiêu thức khác của các đối tượng lừa đảo là lập ra trang web giả mạo ngân hàng, có giao diện khá giống với website của ngân hàng. Sau đó tìm kiếm trên mạng những trường hợp khách hàng chuyển khoản nhầm và đóng giả nhân viên ngân hàng hỗ trợ khắc phục sự cố chuyển nhầm, nhận nhầm. Khi bị hại tin thật, nhóm này gửi đường link để họ đăng nhập vào trang web giả mạo để chiếm đoạt thông tin, chiếm đoạt tiền trong tài khoản thật của nạn nhân.
Nguồn: Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn lừa đảo “chuyển khoản nhầm”
Văn Sơn (tổng hợp)
baophapluat.vn
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 24/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Messi: ‘Đội hình Barca hiện tại thật phi thường’
-
4 nhóc tỳ đáng yêu, kháu khỉnh nhà Vân Trang
-
Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền trong nhà vườn nghìn mét vuông
-
Nam vương Tuấn Ngọc xuất sắc lọt Top 5 Dự án Nhân ái tại Mr World 2024
- Ngôn từ của giới trẻ: Hòa nhập đừng hòa tan
- 20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân
- Trường Đại học Thành Đông tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường
- Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
- Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm hứng thú và đam mê tìm tòi khoa học
- Khai mạc giải cầu lông Kamito Open tranh cúp Thương hiệu và Pháp luật lần thứ III – năm 2024
- VIETRAMED EXPO 2024: Giới thiệu sản phẩm dược liệu sạch, an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng
- Triển lãm Science Tornado: Truyền lửa đam mê khoa học cho học sinh
- Công an Hà Nội (PC07) kết luận về hệ thống PCCC tại Eurowindow River Park hoạt động bình thường
- Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Hà Nội hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm vào năm 2025: Có bảo đảm tính khả thi?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026