Đà Nẵng chủ động đón làn sóng đầu tư trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn
Đà Nẵng: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính |
Đà Nẵng: "Cho đi là còn mãi" |
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt (thứ 5, bên trái sang), Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng (thứ 4, bên phải sang), Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng (thứ 4, bên trái sang), Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh (thứ 3, bên phải sang) chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác 3 bên về đào tạo thiết kế vi mạch, bán dẫn. Ảnh: HOÀNG HIỆP - THU HÀ |
Tham dự có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng; Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Trần Phước Sơn; Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Quang Nam.
Đà Nẵng là địa phương đi đầu, tiên phong phát triển vi mạch, bán dẫn
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh cho biết, chiều 26-1, DSAC ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Synopsys về hợp tác trong đào tạo thiết kế vi mạch và ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Intel trong hợp tác đào tạo trí tuệ nhân tạo cho nguồn nhân lực tương lai. “Việc triển khai ký kết hợp tác với 2 tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ cũng như thế giới trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của DSAC có thể được xem là một kết quả bước đầu, tạo tiền đề để DSAC thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao”, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.
Lãnh đạo thành phố cũng giao Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng lộ trình đầu tư Khu công viên phần mềm số 2, phấn đấu đưa vào sử dụng trong quý 2-2024; đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ cho DSAC đáp ứng yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo.
Bên cạnh đó, khẩn trương tham mưu thành phố dự thảo cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo như đề án “Phát triển chip bán dẫn và vi mạch của thành phố Đà Nẵng”; nghị quyết của HĐND thành phố về các cơ chế, chính sách cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về Đà Nẵng làm việc để chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm về vi mạch, trí tuệ nhân tạo gắn với các hình thức thu hút làm việc ngắn hạn, dài hạn, liên kết trong đào tạo, nghiên cứu khoa học hoặc tham gia sự kiện, hội nghị, hội thảo tại thành phố…; nội dung chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo thành phố Đà Nẵng trong nghị quyết Quốc hội về cơ chế đặc thù thành phố Đà Nẵng.
Sở cũng chủ động, phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Intel triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo giảng viên trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo trong năm 2024. Từ năm 2025 trở đi, DSAC cần xây dựng lộ trình hợp tác với các đối tác lớn để triển khai bồi dưỡng các lớp chuyên sâu công nghệ lõi qua đó từng bước hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp và khởi nguồn công nghệ (start-ups, spin-off) trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo...
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong nước tiên phong trong công nghiệp bán dẫn; đồng thời cho rằng việc thành lập DSAC là hướng đi đúng đắn trong việc phát triển ngành này. Bộ sẽ xây dựng, phát triển mạng lưới trung tâm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia đến năm 2030 gồm 3 trung tâm tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với thế mạnh và đặc thù của từng vùng, đưa vào hoạt động muộn nhất vào năm 2025; 1 trung tâm nghiên cứu và chế tạo, đưa vào hoạt động muộn nhất vào năm 2027.
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định
Tại tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất về định hướng, thiết kế và lộ trình 3 giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo đó, trong ngắn hạn, thành phố tập trung vào hoạt động thiết kế, kiểm thử; trung hạn là thực hiện các công đoạn sản xuất; trong dài hạn là làm chủ một số công nghệ lõi, sản phẩm đi từ SoM (System on Module) đến SiP (System in Package) đến SoC (System on Chip) và bám sát xu hướng về tích hợp trí tuệ nhân tạo, tính toán lượng tử, các công nghệ tính toán mới.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ TT&TT) đề nghị Đà Nẵng tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn. Đồng thời, thành phố sớm xây dựng và trình Quốc hội nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố, trong đó có chính sách đào tạo và phát triển nhân lực vi mạch, bán dẫn; chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi; chính sách thu hút chuyên gia cao cấp nước ngoài về làm việc tại Đà Nẵng, đơn giản hóa thủ tục cấp thẻ tạm trú cho các chuyên gia, nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp vi mạch, bán dẫn.
Về dài hạn cần hướng tới trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ nghiên cứu, đánh giá, kiểm thử, mô phỏng, sản xuất mẫu, sản xuất quy mô nhỏ và các dịch vụ hỗ trợ khác cho các công ty khởi nghiệp, công ty thiết kế, công ty sản xuất và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo vi mạch, bán dẫn,… hàng đầu trên cả nước; thúc đẩy hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp, trường đại học thông qua các hình thức hợp đồng đào tạo 3 bên…
Ông Trịnh Thanh Lâm, Giám đốc bộ phận kinh doanh của Tập đoàn Synopsys tại khu vực Việt Nam, Pakistan và Bangladesh đánh giá Đà Nẵng mới khởi động từ tháng 10-2023, nhưng đã làm một số việc rất cụ thể, trong đó có việc thành lập DSAC. Bên cạnh chức năng đào tạo, DSAC sẽ có thêm chức năng thu hút đầu tư và kết nối quốc tế. Ngoài ra, Đà Nẵng đã có Khu công viên phần mềm số 2, nơi hứa hẹn sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp vào làm việc. “Với quyết tâm lớn của lãnh đạo thành phố, Đà Nẵng đã chọn được đối tác chiến lược về phát triển ngành vi mạch, bán dẫn và đã làm được một số việc thực sự để xây dựng, phát triển ngành này”, ông Trịnh Thanh Lâm nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh cho biết, thành phố sẽ tiếp tục tranh thủ xin ý kiến của các bộ, ngành Trung ương, các trường đại học để tổng hợp và đề xuất đưa vào dự thảo nghị quyết đặc thù nhằm trình Quốc hội xem xét, cũng như trình HĐND thành phố xem xét để ban hành cơ chế, chính sách đặc thù của thành phố. Qua đó lãnh đạo thành phố bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành của các bộ, ngành Trung ương, các cấp, nhất là trong các hoạt động về hợp tác đào tạo, xúc tiến đầu tư... để Đà Nẵng trở thành một trong những địa phương tiên phong, đi đầu trong công nghệ bán dẫn.
Nguồn: Đà Nẵng chủ động đón làn sóng đầu tư trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn
Hoàng Hiệp - Thu Hà
baodanang.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Song Joong Ki và bà xã ngoại quốc chào đón thêm một tiểu công chúa