Đập bỏ hoa chiều 30 Tết: Ai dạy ai bài học?
Trong hoạt động kinh doanh mua bán, người bán hàng rõ ràng phải tính đến yếu tố hàng tồn.
Thời điểm trước Tết, tầm 23 - 24 Âm lịch, người bán bán được giá cao thì không ai kêu. Đến chiều 30 Âm lịch, hàng tồn, cây cảnh cũng xấu hơn, thương nhân không bán được giá như kỳ vòng quay ra đổ lỗi cho người mua rằng ép giá.
![]() |
Thương nhân đập bỏ hoa ngày 30 Tết, công nhân vệ sinh vất vả thu dọn. (Ảnh minh họa) |
Trong hoạt động kinh doanh buôn bán, cứ thuận mua vừa bán. Lúc bán, ai cũng muốn bán giá cao, còn người mua rõ ràng sẽ muốn mua giá thấp.
Thời điểm bán được hàng sẽ không ai nói gì, nhưng khi không bán được giá cao, giá như mình mong muốn, phải bán giá thanh lý, nhiều người kêu ca, lên tiếng, thậm chí đập bỏ hàng. Có rất nhiều người ủng hộ quan điểm này. Cá nhân tôi không ủng hộ.
Tại sao lại như thế?
Đơn giản là vì quất, đào hay cây cảnh thì không phải là mặt hàng thiết yếu. Trong thời điểm kinh tế đang khó khăn, rõ ràng người tiêu dùng phải lựa chọn giữa việc ưu tiên mua cái nào trước, cái nào mua sau và cái nào có thể không mua. Người ta chỉ mua cái không thiết yếu khi giá của chúng rẻ, còn khi chúng đắt, họ sẽ không mua.
Người bán không bán được giá theo ý mình, quay qua đổ lỗi cho người mua. Đây là quan điểm lạ.
Thêm nữa, nếu đúng cứ bán theo giá cao, bán hết hàng, không tồn kho thì đó là kịch bản ấm no. Nhưng chẳng lẽ người bán không tính đến yếu tố rủi ro?
Cuối cùng, nếu các thương nhân không bán được hàng, họ không mang về lại vứt bỏ ngoài đường. Tôi quan sát nhiều phố bày bán đào, quất, cây cảnh Tết ở Hà Nội đến chiều 30 là hàng hoá này bị vứt bỏ, la liệt khắp nơi. Việc này sẽ trở thành gánh nặng cho người làm vệ sinh môi trường.
Ai cũng thế thôi, ai cũng muốn có một cái Tết đủ đầy, tiền tiêu rủng rỉnh, mua sắm không phải nghĩ. Những người có tiền sẽ mua sắm từ sớm. Họ chơi cây cảnh, ngắm quất, ngắm đào từ sớm. Còn những người thu nhập tầm trung và ít tiền, họ sẽ đợi rẻ mới mua. Vậy phải chăng người bán chỉ nhắm bán cho người có tiền, còn người thu nhập thấp thì họ không bán sao?
Chiều 9/2 (30 Tết), phóng viên VTC News ghi nhận nhiều chợ bán hoa Tết tại TP.HCM hay các phố ở Hà Nội vẫn thấy cảnh tượng đập bỏ hoa diễn ra như các năm. Nhiều người vẫn nghĩ những chậu hoa bị đập bỏ là không bán được, nhiều bình luận gay gắt chỉ trích người bán "làm giá", cố tình phá hủy hàng hóa để không phải bán rẻ. Một số tiểu thương cho biết, số hoa bị đập bỏ đều là những loại héo úa không có người mua, không thể chăm sóc tiếp, nếu chở về sẽ rất tốn chi phí nên họ đành đập bỏ. |
Bạn có đồng tình với ý kiến trên? Hãy chia sẻ ý kiến ở box bình luận bên dưới.
Nguồn: Đập bỏ hoa chiều 30 Tết: Ai dạy ai bài học?
Tô Đức Quỳnh
vtc.vn
- Trường THCS Giảng Võ hướng tới trường học số đầu tiên ở Việt Nam
- Sở GD&ĐT Hà Nội công bố kết quả thi và điểm chuẩn vào lớp 10
- Bộ Công an thông tin mới về vụ dầu ăn Ofood và sữa HIUP
- Trường THCS Giảng Võ: Dấu ấn năm học đầu tiên sau chia tách
- Danh sách biển số xe của 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025
- Cuộc phiêu lưu đến Thị Trấn Bohemian Trong Lòng Núi Lửa đầy đặc sắc cùng The Hidden Book 2025
-
Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
-
Hành trình khám phá Thị trấn Bohemian trong lòng núi lửa đầy đặc sắc cùng The Hidden Book 2025
-
Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ
-
Hoàng Anh Gia Lai chốt người thay thế Dụng Quang Nho
-
Phim đua xe "F1" của Brad Pitt bứt tốc dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ
-
CLB Thép Xanh Nam Định lên tiếng về tin đồn đổi tên
-
Tử vi tuần mới (30/6-6/7/2025): Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Tuất vận may tài lộc
-
Vinamilk là thương hiệu duy nhất Việt Nam sở hữu 2 cúp Quán quân tại giải thưởng lớn của ngành sữa thế giới
-
PVTrans và BSR tổ chức hội thảo về công tác phối hợp bốc dầu và khai thác tàu trong mùa thời tiết xấu