Điện lực Bình Dương phản hồi về chênh lệch giá các thiết bị CNTT ra sao?
Ảnh minh họa |
Theo quy định của Luật đấu thầu thì các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập,... phải thực hiện đấu thầu công khai.
Hiện nay, việc đầu tư ngân sách mua sắm, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả luôn là vấn đề cần thiết đối với các đơn vị, tổ chức. Song việc đầu tư, mua sắm làm sao để hiệu quả, tiết kiệm và minh bạch không gây thất thoát, lãnh phí luôn là vấn đề dành được sự quan tâm của dư luận.
Công ty Điện lực Bình Dương, nhiều năm vừa qua đã sử dụng Ngân sách đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào việc mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ hoạt động, sản xuất kinh doanh điện. Hoạt động đầu tư này cũng đã góp phần rất lớn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn tỉnh.
Ngày 8/4/2022, Công ty Điện lực Bình Dương đã ký quyết định số 416/QĐ-PCBD về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu “ Mua sắm thiết bị công nghệ thông tin”. Đơn vị trúng thầu là Công ty cổ phần Power Of Pasion Technology Solutions trúng thầu với giá 3.853.375.000 đồng. Hiện nay, dự án này đã được triển khai lắp đặt xong và đưa vào sử dụng. Theo phản ánh của độc giả thì 2 trong danh mục hàng hoá được mua sắm có dấu hiệu chênh lệch giá so với hàng hoá đang bán trên thị trường cụ thể:
Thứ nhất: Thiết bị đầu cuối hội nghị truyền hình Group 500, POLYCOM giá trúng thầu 451.590.000 đồng/1cái, giá bán trên thị trường 150.000.000 đến 258.000.000 đồng/1 cái. Chênh lệch giá trúng thầu so với giá thực tế khoảng 200.000.000 đồng.
Thứ 2: Thiết bị định tuyến đường truyền nội tỉnh C9300-24T-A của hãng CISCO giá trúng thầu 1,789.117.000 đồng/1cái, giá bán trên thị trường 372.000.000 đồng/1 cái cộng thêm Licence và các phụ kiện đi kèm thì giá thị trường không quá 500.000.000 đồng. Chênh lệch giá trúng thầu so với giá thực tế khoảng 1.200.000.000 đồng.
Liên quan đến nội dung này, Công ty Điện lực Bình Dương đã có công văn số: 2442/PCBD - ĐT + VTCNTT + KHVT + KTTTPC bản phúc đáp tới Tạp chí Điện Tử.
Công ty điện lực Bình Dương cho biết gói thầu “Mua sắm thiết bị công nghệ thông tin năm 2022” được lập, thẩm định nội dung dự án theo đúng quy định tại Quyết định số 1987/QĐ-EVN SPC ngày 08/9/2020 của Tổng Công ty Điện lực miền Nam về việc Ban hành quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư mua sắm. Việc thực hiện đấu thầu được tổ chức rộng rãi qua mạng thấu thầu quốc gia, có nhiều nhà thầu tham dự, việc tổ chức đấu thầu thực hiện đúng quy định, đảm bảo minh bạch, công bằng, cạnh tranh và hiệu quả.
Về giá các thiết bị Công ty cho biết: Các bộ thiết bị nêu trên bao gồm nhiều thiết bị lẻ trong một đơn vị mời thầu (gói/bộ), các phụ kiện kèm theo, bản quyền, chế độ bảo hành 03 năm, các dịch vụ hậu mãi đi kèm như: nhân công lắp đặt, cấu hình, tích hợp thiết bị vào hệ thống CNTT hiện hữu. Sau khi lắp đặt thiết bị và cấu hình phần mềm, nhà thầu phải tổ chức đào tạo vận hành, chuyển giao công nghệ, cung cấp tài liệu đào tạo, tài liệu vận hành. Trong khi đơn giá độc giả cung cấp chỉ là giá bán của 01 thiết bị đơn lẻ trong hạng mục mua sắm. Do đó không thể so sánh đơn giá như độc giả đã nêu.
Ngoài ra, đối với hạng mục thiết bị định tuyến, Công ty mua sắm và lắp đặt tại 07 vị trí khác nhau trên địa bàn tỉnh Bình Dương (bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan như: chế độ bảo hành 03 năm, nhân công lắp đặt, cấu hình phần mềm, tích hợp thiết bị vào hệ thống CNTT hiện hữu, đào tạo vận hành, chuyển giao công nghệ,…
Tạp chí Điện Tử đánh giá cao tinh thần cầu thị, thực hiện luật nghiêm túc Luật báo chí, có công văn trả lời phúc đáp kịp thời. Tuy nhiên, để làm rõ nội dung chi tiết thực hiện gói thầu này, Tạp chí đề nghị Tập đoàn Điện Lực, các cơ quan hữu quan đưa các gói thầu mua sắm thiết bị nói chung và gói thầu này của Điện lực Bình Dương vào diện thanh kiểm tra toàn diện góp phần vào việc minh bạch hoá thông tin, góp phần nâng cao chất lượng công tác đấu thầu của Ngành điện.
Nguồn: Điện lực Bình Dương phản hồi về chênh lệch giá các thiết bị CNTT ra sao?
Thế Kiên
dientungaynay.vn
- Ngôn từ của giới trẻ: Hòa nhập đừng hòa tan
- 20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân
- Trường Đại học Thành Đông tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường
- Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
- Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm hứng thú và đam mê tìm tòi khoa học
- Khai mạc giải cầu lông Kamito Open tranh cúp Thương hiệu và Pháp luật lần thứ III – năm 2024
- VIETRAMED EXPO 2024: Giới thiệu sản phẩm dược liệu sạch, an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng
- Triển lãm Science Tornado: Truyền lửa đam mê khoa học cho học sinh
- Công an Hà Nội (PC07) kết luận về hệ thống PCCC tại Eurowindow River Park hoạt động bình thường
- Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Hà Nội hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm vào năm 2025: Có bảo đảm tính khả thi?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026