Đồng Nai: Gấp rút hoàn thành thủ tục cho hàng trăm dự án
Đồng Nai: Hơn 200 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến nhà ở xã hội |
Đồng Nai: Vườn mẫu kết hợp du lịch góp phần nâng tầm nông thôn mới |
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát dự án, đất đai tại H.Nhơn Trạch. Ảnh: H.Giang |
Danh mục các dự án thu hồi đất trên đã được HĐND tỉnh thông qua trong 6 năm liền, từ năm 2014-2019. Trong đó, đa số dự án thuộc hạ tầng giao thông, hệ thống thủy lợi, trường học, khu dân cư...
* Tổng diện tích đất đề nghị thu hồi lên đến hơn 4 ngàn ha
Gần 200 dự án đã quá hạn được các huyện, thành phố đề nghị tiếp tục triển khai có tổng diện tích phải thu hồi hơn 4 ngàn ha. Có những dự án đang trong giai đoạn lập thủ tục về đất đai, thông báo thu hồi đất, áp giá bồi thường, đang thực hiện công tác bồi thường… Nhiều dự án, người dân bị thu hồi đất nhưng chưa đồng thuận với giá bồi thường nên vướng mắc tại khâu này, phải đợi tháo gỡ.
Trưởng phòng Quy hoạch (Sở TN-MT) Đào Thị Thanh Hoài cho biết: “Các dự án đưa vào danh mục thu hồi đất quá hạn 3 năm chưa hoàn thành chủ yếu vướng ở khâu bồi thường giải phóng mặt bằng. Do một số người dân bị thu hồi đất cho rằng giá bồi thường thấp nên chưa đồng ý nhận tiền bồi thường và giao mặt bằng. Ngoài ra, còn do các địa phương cùng lúc triển khai nhiều dự án và đều phải thu hồi đất, chưa tập trung giải quyết những vướng mắc kịp thời khiến cho dự án kéo dài”.
Cũng theo bà Hoài, các dự án đề xuất tỉnh tiếp tục gia hạn triển khai đã được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Diện tích phải thu hồi rất lớn nên các địa phương phải “tăng tốc” mới kịp giao mặt bằng để chủ đầu tư triển khai dự án.
Qua tìm hiểu, có những dự án đã đưa vào danh mục thu hồi đất 5-6 năm nhưng chưa thực hiện xong giải phóng mặt bằng. Điều này dẫn đến hệ lụy là các dự án chậm tiến độ vì không có mặt bằng thi công, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tỉnh. Có những dự án thu hồi đất gần xong, chỉ còn vài hộ chưa đồng tình, gây ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường và thi công dự án.
Đơn cử như dự án Cụm công nghiệp Phú Túc nằm trên địa bàn xã Phú Túc (H.Định Quán) có diện tích thu hồi 50ha; Hệ thống thủy lợi trồng mía Định Quán ở các xã Gia Canh, Phú Hòa hơn 11ha (H.Định Quán); Cụm công nghiệp Xuân Hưng (xã Xuân Hưng, H.Xuân Lộc) có diện tích gần 21ha; Hệ thống thoát nước khu vực suối Chùa, suối Bà Lúa, suối Cầu Quan (TP.Biên Hòa)…
Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Huỳnh Tấn Lộc cho hay: “Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án thường kéo dài vì các hộ gia đình, cá nhân cho rằng giá bồi thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Bên cạnh đó, TP.Biên Hòa thiếu khu tái định cư cho các dự án nên mất khá nhiều thời gian chờ đợi, ảnh hưởng đến tiến độ của không ít dự án. Do đó, thành phố đã đề xuất tỉnh gia hạn tiếp cho nhiều dự án quan trọng”.
* Cần gỡ khó cho các dự án
Việc triển khai các dự án trong những năm qua gặp không ít khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách, đất đai, quy hoạch, vốn, bồi thường giải phóng mặt bằng. Khoảng 2 năm trở lại đây, nhiều dự án gần như giậm chân tại chỗ vì vướng Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đất đai năm 2013, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công… Đây cũng là lý do khiến cho nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng quá thời hạn chưa hoàn thành.
Tuy nhiên, cũng có những công trình, dự án đầu tư công do các địa phương đưa vào với số lượng quá nhiều, không tính toán kỹ dẫn đến trong kỳ không đủ nguồn lực để triển khai thực hiện. Đồng thời, nhiều dự án của doanh nghiệp đầu tư còn chưa phối hợp với địa phương thực hiện nhanh các thủ tục về bồi thường hoặc chưa chuyển tiền bồi thường kịp thời cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất làm cho dự án kéo dài. Đôi khi còn xảy ra tình trạng khiếu nại…
Trong năm 2022, HĐND tỉnh đã có nhiều đợt giám sát về việc sử dụng đất đai, triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh. Kết quả, có gần 1 ngàn dự án phải thu hồi vì quá thời hạn không triển khai, chủ đầu tư xin hủy vì không đủ khả năng thực hiện tiếp, không phù hợp với quy hoạch.
Phó chủ tịch UBND H.Nhơn Trạch Nguyễn Hữu Thành cho biết: “Trên địa bàn huyện được quy hoạch triển khai hàng trăm dự án trên các lĩnh vực, trong đó gồm có dự án của trung ương, tỉnh, huyện. Huyện thường xuyên rà soát yêu cầu chủ đầu tư triển khai nhanh dự án để kịp tiến độ. Thế nhưng, có những công trình dự án vướng về quy hoạch chưa đồng nhất, vướng đất lúa, đất công phải đợi điều chỉnh, đề xuất cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất… Quá trình làm hồ sơ thủ tục kéo dài, quá thời hạn quy định nên địa phương buộc phải đề xuất tỉnh thu hồi”.
Quá trình rà soát để đưa các công trình, dự án vào quy hoạch, danh mục thu hồi đất là rất quan trọng. Nếu khâu này làm kỹ, chỉ chọn những dự án có đủ các điều kiện để triển khai như: phù hợp về quy hoạch sử dụng đất, đồng bộ với các quy hoạch khác, đủ vốn để bồi thường, xây dựng.
Sau các đợt giám sát về đất đai, dự án, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Tạ Quang Trường nhấn mạnh: “Trước khi dự kiến đưa các công trình, dự án vào danh mục thu hồi đất, kế hoạch sử dụng đất hằng năm để trình HĐND tỉnh phê duyệt, các địa phương, sở, ngành cần kiểm tra, cân nhắc, chỉ chọn các dự án có thể triển khai. Như vậy sẽ tránh được tình trạng dự án quá hạn chưa thực hiện phải thu hồi, ảnh hưởng đến chất lượng quy hoạch, phát triển kinh tế của địa phương”. Cũng theo ông Trường, quá trình triển khai các dự án, chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương, tỉnh để kịp thời tháo gỡ nhanh những vướng mắc, thi công đúng tiến độ.
Trong các dự án đã quá hạn 3 năm chưa thực hiện xong, phải đề nghị gia hạn có những dự án diện tích khá lớn, nếu chủ đầu tư không chạy đua với thời gian sẽ rất khó hoàn thành như: khu đô thị du lịch sinh thái Long Thành tại P.Phước Tân và P.Tam Phước (TP.Biên Hòa) 771ha; khu nhà ở biệt thự và khu tái định cư núi Dòng Dài ở P.Phước Tân (TP.Biên Hòa) gần 155ha; khu đô thị dịch vụ Amata ở xã Tam An (H.Long Thành) 753ha…
Nguồn: Gấp rút hoàn thành thủ tục cho hàng trăm dự án
Hương Giang
baodongnai.com.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Song Joong Ki và bà xã ngoại quốc chào đón thêm một tiểu công chúa