Đồng Nai: Quy hoạch khai thác, sử dụng đá hợp lý
Đồng Nai: Trùng tu, tôn tạo di tích đền thờ Nguyễn Tri Phương |
Đồng Nai: Nông dân khó khăn vì giá rau quá thấp |
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh trao đổi với các thành viên trong đoàn công tác và đơn vị liên quan về việc bảo vệ môi trường tại điểm xả nước thải sau xử lý từ mỏ đá ra sông Buông. Ảnh: Hoàng Lộc |
Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường là bài toán đặt ra cho tỉnh.
* Đã khai thác khoảng 90 triệu m3
Báo cáo của Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam cho thấy, Đồng Nai có trữ lượng khoáng sản lớn ở Đông Nam bộ. Trong đó, nhiều nhất là đá xây dựng với khoảng 2.946 triệu m3.
Trên cơ sở báo cáo này và quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản (KTKS) các giai đoạn, Bộ TN-MT và UBND tỉnh đã cấp 32 giấy phép khai thác đá xây dựng với trữ lượng hơn 384 triệu m3. Tính đến cuối năm 2022, tỉnh đã khai thác khoảng 90 triệu m3, tương đương khoảng 23% trữ lượng được cấp phép. Phần còn lại, các chủ mỏ đang khai thác theo công suất được cấp phép hàng năm.
Đồng Nai có 32 mỏ đá đang hoạt động. Tổng trữ lượng được cấp phép là 384 triệu m3, khối lượng đã khai thác khoảng 90 triệu m3 và trữ lượng còn lại khoảng 294 triệu m3. |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi cho biết, hầu hết các địa phương đều có quy hoạch mỏ KTKS để phục vụ các công trình xây dựng. Trong đó có 2 cụm mỏ tập trung Phước Tân - Tam Phước (TP.Biên Hòa) và Thiện Tân (H.Vĩnh Cửu). Việc cấp phép thăm dò, khai thác được tuân thủ quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và quy hoạch KTKS của tỉnh.
Cụm mỏ Phước Tân - Tam Phước có quy mô lớn nhất với 10 mỏ, tổng diện tích quy hoạch gần 394ha. Tính đến hết năm 2022, cụm đã khai thác khoảng 41/137 triệu m3 đá, tương đương khoảng 30% trữ lượng.
Công ty CP Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (BBCC) đang có 5 mỏ đá khai thác trên địa bàn tỉnh. Đại diện đơn vị cho biết, quá trình khai thác, công ty tuân thủ khai thác khối lượng được cấp phép, có nhiều giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường như: trồng cây xanh và tưới nước giảm bụi, xử lý nước thải, kiểm soát tải trọng xe.
Theo đánh giá của Sở TN-MT, hầu hết các mỏ KTKS tuân thủ đóng tiền cấp quyền KTKS, thuế tài nguyên và phí môi trường. Mặc dù khoản đóng góp không cao so với một số ngành nghề, song hoạt động KTKS đã và đang đáp ứng nhu cầu xây dựng dân dụng, các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, TP.HCM và một số tỉnh miền Tây Nam bộ, đồng thời góp phần bình ổn giá vật liệu xây dựng ở khu vực.
* Khai thác, sử dụng hợp lý
Đá xây dựng là một trong những vật liệu không thể thiếu đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật. Cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác, đá sẽ cạn kiệt dần trong quá trình khai thác. Do đó, việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên là bài toán đặt ra.
Chia sẻ trong chuyến đi thực tế mỏ KTKS mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng, 10-20 năm tới, tỉnh còn rất nhiều công trình xây dựng cần đến đá. Quy hoạch, cấp phép KTKS phải phù hợp với nhu cầu phát triển từng giai đoạn. Điểm KTKS phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, sử dụng đất. Tính toán các mỏ dự trữ nguồn vật liệu cho tương lai, nếu không sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt như cát, vật liệu san lấp hiện nay.
Mỏ khai thác đá của Công ty CP Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa tại cụm mỏ Thiện Tân (H.Vĩnh Cửu). Ảnh: Ban Mai |
Hiện nay, Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã hết hiệu lực. Trong kế hoạch ban hành năm 2022, UBND tỉnh đặt mục tiêu đến giữa năm 2023 hoàn thành lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản theo Luật Quy hoạch. Năm 2025, hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về địa chất, khoáng sản. Từng bước hình thành ngành công nghiệp KTKS hiện đại theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi cho biết, tỉnh giao Sở TN-MT chủ trì triển khai các quy định, kế hoạch liên quan đến quản lý và KTKS; lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng và than bùn tỉnh Đồng Nai. Các địa phương rà soát dự án đã hết thời hạn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không còn phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đề xuất loại bỏ, đồng thời nghiên cứu, đề xuất khu vực KTKS để đưa vào quy hoạch giai đoạn tới.
Nguồn: Quy hoạch khai thác, sử dụng đá hợp lý
Hoàng Lộc
baodongnai.com.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027