Đồng Nai: Tạo bệ đỡ thu hút đầu tư nông nghiệp hữu cơ
Mô hình trồng tiêu hữu cơ tại xã Lâm San, H.Cẩm Mỹ. Ảnh: B.Nguyên |
Sở NN-PTNT vừa hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Trong đó, nội dung được quan tâm là tạo cơ chế thu hút DN đầu tư, tạo động lực phát triển NNHC trên địa bàn tỉnh.
* Đặt mục tiêu cao
Mục tiêu của việc xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất NNHC của tỉnh là để phát triển nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Để đạt mục tiêu trên, cần tạo cơ chế pháp lý hỗ trợ, thúc đẩy phát triển NNHC trên địa bàn tỉnh; khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư. Mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, toàn tỉnh phát triển được khoảng 500ha diện tích sản xuất hữu cơ và tăng lên 3 ngàn ha vào năm 2030.
Theo dự thảo Nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, sản phẩm được hỗ trợ gồm cả lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt. Cụ thể, lĩnh vực trồng trọt gồm các cây trồng: lúa, sầu riêng, chôm chôm, bưởi, xoài, hồ tiêu, ca cao, điều, dưa lưới và rau các loại. Lĩnh vực chăn nuôi có 2 sản phẩm là heo, gà, đều là vật nuôi chủ lực của tỉnh. Đối tượng được hỗ trợ là DN trong nước, tập trung cho các DN nhỏ, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Chính sách hỗ trợ tập trung vào các nội dung gồm: hỗ trợ 100% kinh phí xác định khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ; hỗ trợ vật tư phục vụ sản xuất; hỗ trợ 100% chi phí tài khoản quản lý thông tin, tem truy xuất nguồn gốc, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm. Đặc biệt, hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn nước ngoài về NNHC. Đây là nội dung chiếm tỉ trọng kinh phí lớn nhất của chính sách với mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án. |
Phó giám đốc Sở NN-PTNT Trần Lâm Sinh cho biết, điều kiện để được chính sách hỗ trợ là đơn vị thực hiện có dự án sản xuất NNHC được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trong đó xác định rõ phương án tiêu thụ sản phẩm hoặc có hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm. Cam kết thực hiện chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ và duy trì sản xuất hữu cơ sau khi đạt chứng nhận. Cam kết bố trí vốn đối ứng để thực hiện các hạng mục trong dự án được duyệt ngoài phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
* Thu hút nhà đầu tư có năng lực
Từ năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về NNHC; tiếp theo là Đề án Phát triển NNHC giai đoạn 2020-2030 được phê duyệt vào năm 2020 đã tạo tiền đề cơ bản để NNHC Việt Nam phát triển và không ngừng nhân rộng. Vài năm trở lại đây, trên địa bàn Đồng Nai, sản xuất NNHC đã thu hút DN, HTX, chủ trang trại, nông dân đầu tư. Hiện có nhiều mô hình đầu tư hiệu quả và đang được nhân rộng vào thực tế.
Mô hình nuôi heo hữu cơ tại xã Thanh Sơn, H.Định Quán |
TS Nguyễn Đăng Nghĩa, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất - phân bón và môi trường phía Nam (Viện Nông học thổ nhưỡng Việt Nam) nhận xét, sản xuất NNHC tại Việt Nam trong những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ, nhất là trong nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến nông sản. Nhưng một trong những khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình này vào thực tế là người tiêu dùng rất quan tâm, muốn tìm mua sản phẩm hữu cơ nhưng các sản phẩm NNHC lại gặp khó khăn về đầu ra dù quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ. Nguyên nhân rất lớn là đơn vị sản xuất sản phẩm hữu cơ thiếu thông tin về quy định, chính sách hỗ trợ sản xuất NNHC của Nhà nước.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi, chính sách sẽ tạo điều kiện hết mức để hỗ trợ cho nhà đầu tư với mục tiêu có những mô hình, sản phẩm NNHC thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, sản xuất hữu cơ ở phân khúc cao, chiếm phân khúc nhỏ trên thị trường nên điều cốt lõi cho sự thành công phát triển sản xuất hữu cơ là thu hút được nhà đầu tư có năng lực, đầu tư bài bản, xây dựng được các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ vì làm ra mà không có thị trường thì mô hình thiếu bền vững. Chính vì vậy, chính sách hỗ trợ phải thiết thực với mục tiêu sản xuất hữu cơ phải đạt mức thu nhập tốt, tạo động lực nhân rộng mô hình.
Nguồn: Tạo bệ đỡ thu hút đầu tư nông nghiệp hữu cơ
Bình Nguyên
baodongnai.com.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững