Đồng Nai: Xúc tiến xuất khẩu xanh
Đồng Nai: Cải thiện chỉ số đánh giá môi trường đầu tư |
Đồng Nai: Nông nghiệp bứt phá vươn lên |
Hoạt động kiểm tra hàng hóa tại Cảng Đồng Nai. Ảnh: Ngọc Liên |
Nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu ngày càng quan tâm, triển khai các ứng dụng công nghệ xanh, tiêu chí xanh vào quá trình sản xuất, xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay.
* Đón đầu xu thế tất yếu
Một trong những mục tiêu mà Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) là việc phấn đấu đưa phát thải ròng toàn cầu về 0 vào giữa thế kỷ này, giữ cho nhiệt độ trái đất tăng không quá 1,50C. Với mục tiêu này, Việt Nam xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.
Theo khảo sát hơn 10,3 ngàn DN trên 63 tỉnh, thành phố được thực hiện bởi VCCI và Quỹ châu Á cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đến các DN theo chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, xuất - nhập khẩu của DN. Điều này cho thấy sự nóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh của DN. |
Phó giám đốc Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP.HCM Nguyễn Hữu Nam chia sẻ, các DN cần nỗ lực để đáp ứng với những yêu cầu trong nước và quốc tế về thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (hay còn gọi là Net-zero). Trong đó, các quy định trong nước như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn có hiệu lực từ ngày 7-1-2022, cũng như các quy định liên quan khác như sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang cân nhắc áp dụng thuế carbon. Các quy định này sẽ tác động trực tiếp đến các DN, đặc biệt là các DN phát tán nhiều lượng carbon ra môi trường.
Cuối năm 2022 vừa qua, Bộ Công thương đã tổ chức diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2022 với chủ đề Xúc tiến xuất khẩu xanh. Diễn đàn năm nay tập trung vào thực tiễn triển khai xúc tiến xuất khẩu xanh trên thế giới, khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như DN Việt Nam. Đồng thời, định hình các vấn đề, xác định các giải pháp và các chính sách của Việt Nam về tăng trưởng bền vững, động lực chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và nâng cao năng lực xúc tiến xuất khẩu xanh cho các DN…
Phát biểu tại diễn đàn này, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, tăng trưởng xanh, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng trên toàn cầu như một giải pháp tích cực nhằm giảm phát thải nhà kính, nâng cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon và phát triển bền vững. Xu hướng phát triển này đã và đang hình thành nên “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành các chủ trương, đường lối và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Nhiều ngành hàng, DN trong nước đã chủ động nắm bắt xu hướng xanh và có những bước chuyển đổi mạnh mẽ trong chuỗi sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất xanh, xuất khẩu xanh, bền vững, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
* Hội nhập các FTA thế hệ mới
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang tạo điều kiện gia tăng xuất khẩu cho các DN Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để có thể cạnh tranh được tại thị trường EU, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA Việt Nam đã ký kết, các DN trong nước cần tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường và đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững.
Ông Nguyễn Hữu Nam chia sẻ thêm, nhiều yêu cầu quốc tế về các tiêu chí sản xuất, xuất khẩu xanh như các cam kết trong các FTA, cụ thể như cam kết về môi trường thuộc Chương 13 của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), hay cam kết bảo vệ tầng ô-zôn theo Chương 20 của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ngoài ra, xu thế của các tập đoàn lớn như: Epson, Nike, Adidas, Unilever, Intel… đã và đang xây dựng lộ trình tiến đến mục tiêu Net-zero sớm hơn. Điều này cũng sẽ tác động đến các nhà máy gia công cho các hãng này…
Chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai Nguyễn Tiến Chương nhận định, xu hướng sản xuất, xuất khẩu xanh là một trong những xu thế bắt buộc trong bối cảnh hội nhập các FTA thế hệ mới. Điều này đòi hỏi các DN xuất khẩu cần đáp ứng các điều kiện, yêu cầu mà các thị trường xuất khẩu đề ra, cũng như tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật từ các FTA để xây dựng quy trình sản xuất phù hợp, xanh hóa.
Nguồn: Xúc tiến xuất khẩu xanh
Hải Quân
www.baodongnai.com.vn
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững