Giá xăng dầu hôm nay 17/10: Khó cản bước giá dầu
Giá xăng dầu hôm nay 16/10 duy trì đà tăng mạnh |
Giá xăng dầu hôm nay 15/10 thiết lập đỉnh mới, dầu Brent lên mức 84,3 USD |
Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 11/10 với xu hướng tăng mạnh khi các dự báo đều cho thấy châu Âu sẽ trải qua một mùa đông vô cùng khắc nghiệt, các nhu cầu năng lượng, trong đó có dầu thô và khí đột sẽ tăng cao.
Nhưng không chỉ ở châu Âu, tại Mỹ, Trung Quốc, những quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, nhu cầu dầu thô cũng đang tăng cao khi các nhà máy sản xuất năng lượng chuyển dịch sang sử dụng nguyên liệu là dầu thay vì dùng khí đốt.
Nhu cầu dầu toàn cầu còn được dự báo sẽ tăng cao hơn bởi các hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hoá được nước đẩy mạnh khi các nước tiế hành mở cửa trở lại nền kinh tế.
Ở chiều hướng ngược lại, nguồn cung dầu thô lại chậm được cải thiện, thậm chí được dự báo sẽ bị thắt chặt hơn khi việc xả kho dự trữ chiến lược có giới hạn. Cùng với nhu cầu tăng, điều này đã tạo sự cộng hưởng đẩy giá dầu hôm nay tăng mạnh.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 11/10, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2021 đứng ở mức 80,17 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 12/2021 đứng ở mức 83,28 USD/thùng.
Đà tăng của giá dầu chỉ tạm thời hạ nhiệt khi lo ngại về tình trạng cầu vượt cung hạ nhiệt nhờ nguồn cung dầu trên thị trường tiếp tục được cải thiện, trong khi áp lực nhu cầu dầu giảm nhờ cam kết sẵn sàng tăng sản lượng cung cấp khí của Nga.
OPEC+ vẫn đang thực hiện kế hoạch tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng từ nay đến hết năm 2021, và tại Mỹ, sau khi chịu tác động nặng nề của bão Ida, các hoạt động khai thác dầu khí ở khu vực Vịnh Mexico cũng đã cơ bản được khôi phục. Khả năng Mỹ thắt chặt hoạt động xuất khẩu dầu thô cũng khó xảy ra bởi giới phân tích cho rằng dư địa tăng sản lượng dầu đá phiến còn rất lớn.
Một số phân tích cũng chỉ ra rằng giá dầu thô đang phản ứng một cách thái quá trước kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ toàn cầu khi các dữ liệu kinh tế được phát đi cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu chậm lại.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra tại nhiều quốc gia, khu vực có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu nhưng nó cũng khiến giá cả nhiều loại hàng hoá leo thang và thiếu hụt.
Các nhà phân tích ước tính, quá trình chuyển đổi từ việc sử dụng khí tự nhiên sang dùng dầu thô đã làm tăng nhu cầu dầu toàn cầu từ 250.000 – 750.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, điều này diễn ra trong một thời gian sẽ đẩy lạm phát tăng cao, các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do thiếu hụt nguồn cung… và kéo theo đó là tăng trưởng kinh tế toàn cầu vốn dĩ đang rất mong manh bị chậm lại, nhu cầu dầu khi đó sẽ đi xuống. Động lực tăng giá vì thế sẽ giảm và đây cũng là nguyên nhân khiến giá dầu hôm nay trong các phiên 12 – 13/10 giảm nhẹ.
Trước những lo ngại trên, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ mức 6% xuống còn 5,9% cho năm 2021 nhưng lại giữ nguyên mức dự báo 4,9% cho năm 2022. Mặc dù chỉ hạ mức dự báo tăng trưởng 0,1% nhưng theo IMF, với một số nước cụ thể mức tăng trưởng sẽ giảm mạnh hơn do tác động của dịch Covid-19 và quá trình phân phối vắc xin Covid-19.
Trong Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) , IMF cũng chỉ ra rằng, hoạt động sản xuất toàn cầu đã bị đình trệ vì các vấn đềtrong chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu các thành phần quan trọng như thiết bị bán dẫn, cũng như việc các cảng biển đóng cửa, thiếu xe chở hàng, thiếu nhân công vì các biện pháp phong tỏa nhằm chống dịch.
Báo cáo cũng cắt giảm tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế công nghiệp hàng đầu trong năm 2021 như hạ tăng trưởng của Đức 0,5 điểm phần trăm xuống còn 3,1%, của Nhật Bản giảm 0,4 điểm xuống còn 2,4%, của Anh giảm 0,2 điểm xuống còn 6,8%, của Trung Quốc giảm 0,1 điểm xuống còn 8%...
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 13/10, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2021 đứng ở mức 80,49 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 12/2021 đứng ở mức 83,23 USD/thùng.
Tuy nhiên, khi loạt dữ liệu kinh tế về hoạt động sản xuất ở châu Âu và tình trạng thiếu hụt năng lượng có chiều hướng gia tăng, giá dầu thô đã quay đầu tăng mạnh.
Cụ thể, hoạt động sản xuất xây dựng tháng 8/2021 của Anh đã tăng 10,1% so với cùng kỳ 2020, cao hơn rất nhiều con số dự báo 5,7% của Investing. Chỉ số này cũng được điều chỉnh tăng lên 13,1% trong tháng 7/2021.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Anh cũng tăng 6,9% trong quý II/2021, cao hơn mức dự báo 6,7%.
Sản lượng công nghiệp của nền kinh tế Anh trong tháng 8/2021 cũng tăng 3,7% so với cùng kỳ 2020 và tăng 0,8% so với tháng 7/2021.
CPI của Đức tháng 9/2021 được ghi nhận ở mức 4,1% so với cùng kỳ 2020 nhưng không tăng so với tháng 7/2021.
Giá dầu thô còn được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu hụt năng lượng đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều quốc gia như châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ... khiến giá nhiều mặt hàng năng lượng như giá khí, giá than tăng cao. Điều này đã thúc đẩy các nhà sản xuất năng lượng đẩy nhanh hơn quá trình thay thế khí và than bằng các loại dầu.
Theo giới phân tích, những dữ liệu này cho thấy nền kinh tế châu Âu đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trong lộ trình phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhu cầu dầu thô được dự báo sẽ còn tăng mạnh khi lũ lụt đang làm gián đoạn việc cung ứng than tại nhiều khu vực của Trung Quốc, trong khi một mùa đông khắc nghiệt đang đến gần khiến nhu cầu khí đốt tại châu Âu gia tăng.
Trạng thái cầu vượt cung vì thế sẽ ngày một lớn khi việc xả các kho dự trữ chiến lược có giới hạn và nó không thể đủ đáp ứng các nhu cầu năng lượng của các nước.
Viện Dầu khí Mỹ vừa có báo cáo cho thấy sản lượng tại trung tâm dự trữ dầu lớn nhất của nước này là Cushing, Oklahoma đã giảm 2,28 triệu thùng.
Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2021 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 82,66 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 12/2021 đứng ở mức 84,85 USD/thùng.
Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.683 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 22.879 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 17.545 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 16.622 đồng/lít; giá dầu mazut không cao hơn 17.097 đồng/kg.
Với những diễn biến như trên, giá dầu thế giới tuần tới được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao và có khả năng tiếp tục tăng khi các nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu vẫn đang tăng, trong khi nguồn cung dầu khó có sự đột biến, đặc biệt là từ phía OPEC+ và Mỹ trong việc gia tăng sản lượng cũng như xả kho dự trữ.
Nguồn: Giá xăng dầu hôm nay 17/10: Khó cản bước giá dầu
Hà Lê
petrovietnam.petrotimes.vn
-
Ghi bàn tại Ngoại hạng Anh, Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal
-
Hoa hậu Thanh Thủy được trao tặng bằng khen tại Lễ vinh danh sinh viên
-
Sao nam Việt từng yêu nữ tỷ phú hơn 32 tuổi giờ ra sao?
-
HLV Ancelotti bênh vực Mbappe
-
PSG đứng trước những quyết định lịch sử
-
Margot Robbie - Từ ‘gái quê’ trở thành 'biểu tượng gợi cảm' của Hollywood
- Hành vi của người tiêu dùng thay đổi thế nào trong năm 2025?
- Giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm
- Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025
- Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
- Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu giảm thuế phí trong năm 2025
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027