Hóa vàng mã cúng ông Công, ông Táo thế nào cho đúng?

09:01 | 15/01/2023

|
Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình đều mua bộ mã ông Công ông Táo về làm lễ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hóa vàng mã như thế nào cho đúng.
Chọn và thả cá chép đúng cách cho lễ cúng ông Công ông TáoChọn và thả cá chép đúng cách cho lễ cúng ông Công ông Táo
Cúng Ông Công ông Táo ở đâu? Đồ cúng Ông Công Ông Táo gồm những gì?Cúng Ông Công ông Táo ở đâu? Đồ cúng Ông Công Ông Táo gồm những gì?
Hóa vàng mã cúng ông Công, ông Táo thế nào cho đúng?

Theo truyền thống, lễ vật cúng Táo quân thường bao gồm: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.

Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.

Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Vàng mã cúng ông Công, ông Táo sẽ được đốt đi sau khi cúng vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Tiếp đó, gia chủ mới lập bài vị mới cho Táo công.

Quá trình cúng ông Công, ông Táo phải được làm trước thời điểm ông Táo cưỡi cá chép về trời tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện thời gian, từng gia đình có thể cúng trước đó, vào tối 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp hàng năm.

Bên cạnh đó, trong mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, xưa nay các gia đình đều có cá chép. Nhiều vùng miền còn cúng cá chép sống với ý nghĩa “cá chép hóa rồng” để đưa các vị Táo về thiên đình.

Tuy nhiên, nếu không có thời gian cũng như điều kiện mua cá sống, các gia đình có thể hóa cá chép giấy cùng với vàng mã.

Về việc hóa vàng mã, theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, khi hóa vàng, không nên vội vàng, cần ngồi đốt cho cẩn thận, đốt hết và đặc biệt là chọn nơi mà hóa vàng.

"Phố chật mà hàng chục nhà cùng hóa thì thở sao được. Vậy cần tìm một nơi rộng rãi không gây hỏa hoạn, không ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường để đốt.

Muốn đốt cháy hết thì phải từ từ, hóa lần lượt. Sau khi hóa vàng coi như các cụ đã nhận được rồi, có nghĩa lễ đã hoàn thành. Chỗ tro thì nên bón cây hoặc gói lại gửi xe rác, đừng vãi ra lối đi công cộng hoặc cửa nhà hàng xóm.

Nguồn:Hóa vàng mã cúng ông Công, ông Táo thế nào cho đúng?

Minh Hoa

nguoiduatin.vn