KBC báo lỗ cao nhất trong vòng 9 năm nhưng cổ phiếu vẫn tăng trần, tài chính biến động
KBC báo lỗ cao nhất trong 9 năm, giá cổ phiếu vẫn tăng trần
Trong quý 3/2021, doanh thu thuần của KBC tăng 61% so với cùng kỳ, đạt gần 325 tỷ đồng. Doanh thu tăng chủ yếu đến từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản và cho thuê kho, nhà xưởng và văn phòng. Tuy nhiên, do biên lãi gộp giảm từ 57% xuống còn 49%, lợi nhuận gộp của Công ty chỉ tăng 38%, lên gần 159 tỷ đồng.
Ngoài hoạt động kinh doanh bất động sản, doanh thu hoạt động tài chính của KBC cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh khi ghi nhận gần 37 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ, chủ yếu đến từ lãi tiền gửi.
Bên cạnh đó, các chi phí trong quý 3/2021 tăng đáng kể. Cụ thể, chi phí tài chính của KBC ghi nhận gần 178 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ. Trong đó, chi phí lãi vay chiếm gần 155 tỷ đồng,tăng gấp 2,4 lần. Ngoài ra, chi phí bán hàng phát sinh gần 14 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2020 không ghi nhận khoản này.
Với việc chi phí tài chính tăng đột biến, KBC báo lỗ ròng hơn 68 tỷ đồng trong quý 3 (cùng kỳ lỗ gần 21 tỷ đồng). Đây là quý báo lỗ cao nhất của KBC kể từ quý 4/2012.
Tuy nhiên, nhờ kết quả khả quan trong 6 tháng đầu năm, đặc biệt là quý 1 nên tính chung 9 tháng đầu năm 2021, KBC vẫn đạt gần 3.077 tỷ đồng doanh thu thuần và 572 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt gấp 3,3 lần và 19 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, tuy mức lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ nhưng so với kế hoạch lãi sau thuế 2.000 tỷ đồng trong năm 2021, KBC chỉ mới thực hiện được gần 37% mục tiêu đề ra, phần lớn do ảnh hưởng từ kết quả thua lỗ của quý 3.
Trên thị trường chứng khoán, tuy công bố kết quả kinh doanh tại KBC ảm đạm trong 9 tháng qua, song kết phiên giao dịch ngày 27/10, thị giá cổ phiếu KBC tăng trần lên mức 48.000 đồng/cp. Như vậy, sau 2 tháng, cổ phiếu KBC tăng 22%.
Giá cổ phiếu KBC vài tháng trở lại đây. |
Dòng tiền hoạt động kinh doanh âm khiến KBC tăng cường vay nợ, chi phí lãi tăng vọt
Trong 9 tháng đầu năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh của KBC âm hơn 83 tỷ đồng (cùng kỳ 2020 âm hơn 111,4 tỷ đồng). Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới dòng tiền hoạt động kinh doanh âm là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng 46%, lên gần 9.695 tỷ đồng. Trong đó khoản mục phải thu về cho vay ngắn hạn tăng từ 925 tỷ đồng lên gần 2.812 tỷ đồng chỉ sau 9 tháng.
Dòng tiền hoạt động kinh doanh âm luôn là chỉ báo xấu đối với sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, dòng tiền thuần hoạt động đầu tư trong kỳ cũng âm hơn 2.628 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2020 dương hơn 56 tỷ đồng. Tổng cộng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư 9 tháng đầu năm 2021 âm 2.712 tỷ đồng.
Cả dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư đều bị âm mạnh dẫn tới KBC phải tăng cường vay nợ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất quý 3/2021 tại KBC. |
Do tăng cường hoạt động vay nợ, cả số dư nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn của KBC tại thời điểm ngày 30/9/2021 đều tăng so với thời điểm đầu năm.
Cụ thể, tính đến cuối quý 3, KBC ghi nhận gần 14.954 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó dư nợ vay chiếm một nửa với 7.375 tỷ đồng, tương đương tăng 28% so với đầu năm (riêng dư nợ vay dài hạn tăng thêm hơn 1.000 tỷ so với đầu năm, chủ yếu là nợ vay trái phiếu với lãi suất dao động 9,38-11%/năm).
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2021 tại KBC |
Theo thuyết minh BCTC, tại quý 2/2021, KBC phát sinh khoản vay với hai bên có liên quan là Công ty TNHH Saigontel Long An (công ty liên kết) và ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT Công ty với số tiền vay lần lượt là 112,5 tỷ đồng và gần 17 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối tháng 9/2021, khoản vay của ông Đặng Thành Tâm đã không còn được ghi nhận nhưng khoản vay đối với công ty liên kết vẫn được giữ nguyên.
Nợ vay tại KBC tăng dẫn tới chi phí lãi vay trong 9 tháng đầu năm tăng mạnh lên gần 362 tỷ đồng, tăng 143% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài chi phí lãi vay, các chi phí khác liên quan đến hoạt động tài chính cũng tăng dẫn tới chi phí tài chính trong kỳ của KBC ghi nhận hơn 403 tỷ đồng, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2020.
Với quy mô tổng tài sản đã vượt mốc 30.000 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm và vốn chủ sở hữu gần 15.246 tỷ đồng, các dấu hiệu trên chưa phải là vấn đề nghiêm trọng đối với KBC nếu cải thiện tình hình dòng tiền, sức khỏe tài chính.
Nguồn: KBC báo lỗ cao nhất trong vòng 9 năm nhưng cổ phiếu vẫn tăng trần, tài chính biến động
Hà Phương
sohuutritue.net.vn
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 24/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Messi: ‘Đội hình Barca hiện tại thật phi thường’
-
4 nhóc tỳ đáng yêu, kháu khỉnh nhà Vân Trang
-
Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền trong nhà vườn nghìn mét vuông
-
Nam vương Tuấn Ngọc xuất sắc lọt Top 5 Dự án Nhân ái tại Mr World 2024
- Ngôn từ của giới trẻ: Hòa nhập đừng hòa tan
- 20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân
- Trường Đại học Thành Đông tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường
- Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
- Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm hứng thú và đam mê tìm tòi khoa học
- Khai mạc giải cầu lông Kamito Open tranh cúp Thương hiệu và Pháp luật lần thứ III – năm 2024
- VIETRAMED EXPO 2024: Giới thiệu sản phẩm dược liệu sạch, an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng
- Triển lãm Science Tornado: Truyền lửa đam mê khoa học cho học sinh
- Công an Hà Nội (PC07) kết luận về hệ thống PCCC tại Eurowindow River Park hoạt động bình thường
- Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Hà Nội hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm vào năm 2025: Có bảo đảm tính khả thi?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững