Khám phá làng cổ Hà Nội
Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm nằm ở thị xã Sơn Tây, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km. Đây là ngôi làng được ví như “bảo tàng sống” vì chứa đựng nhiều nét đặc trưng của làng quê miền Bắc như cây đa, giếng nước, sân đình, mái ngói, tường đá ong… Ghé làng cổ Đường Lâm, chúng mình cũng có thể tìm hiểu về nghề truyền thống làm kẹo lạc, làm tương của người dân trong làng và tự tay làm thử nữa đấy! Ngoài ra, làng Đường Lâm còn được biết đến là “đất hai vua”, vì hai vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng (761-801) và Tiền Ngô Vương - Ngô Quyền (898 - 944) đều được sinh ra tại đây.
Làng cổ Cự Đà
Cự Đà là một ngôi làng cổ thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai. Nằm bên bờ sông Nhuệ thanh bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp cổ kính. Làng Cự Đà còn được biết đến là một làng nghề nổi tiếng của nghề làm miến và làm tương truyền thống. Miến làng Cự Đà được làm hoàn toàn từ bột dong riềng với sợi miến nhỏ, đều, thường có màu vàng óng hoặc trắng mịn nấu lên giòn dai, hương vị thơm ngon đậm đà. Còn tương Cự Đà được làm từ hai nguyên liệu chính là nếp và đậu tương, chế thêm nước mưa và muối trắng có mùi vị thơm ngon, đặc trưng.
Làng cổ Ước Lễ
Bạn đã bao giờ nghe tới "giò chả Ước Lễ’ chưa? Làng Ước Lễ cùng thuộc huyện Thanh Oai với làng Cự Đà, xưa nay đã nức tiếng gần xa với làng nghề làm giò chả, khắp bốn phương ai ghé tới cũng muốn đem về làm quà đấy!
Đến thăm ngôi làng cổ, bạn sẽ thấy bất ngờ trước cổng làng cổ kính và những ngôi nhà, khu chợ, mái đình vẫn còn giữ nguyên dáng dấp truyền thống, trầm mặc từ hàng trăm năm trước. Dù đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, bao phủ lên đó là lớp rêu của thời gian nhưng cổng làng Ước Lễ vẫn còn vẹn nguyên giá trị của lịch sử.
Làng gốm Bát Tràng
Làng Bát Tràng nằm ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm. Ngôi làng cổ nổi tiếng với nghề truyền thống làm gốm sứ thu hút đông đảo du khách và giới trẻ tới tham quan. Làng gốm Bát Tràng chuyên làm gốm sứ thủ công, chế tác tinh xảo và độc đáo.
Đến Bát Tràng, các bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những món đồ gốm mà còn được tự tay trải nghiệm nặn gốm thành các loại cốc, bát hay đồ dùng, trang trí theo sức sáng tạo của mình. Đừng quên chụp hình kỷ niệm với những sản phẩm xinh xắn do chính mình làm ra nhé!
Làng lụa Vạn Phúc
Làng lụa Vạn Phúc còn được gọi là làng lụa Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10km. Theo những tài liệu khảo cổ, nghề lụa tại Vạn Phúc đã được ra đời cách đây hơn 1.000 năm. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nghề dệt lụa Vạn Phúc vẫn trụ vững và ngày càng phát triển.
Bước vào làng Vạn Phúc, chúng mình sẽ bắt gặp con đường treo đầy những tấm vải lụa rực rỡ và tận mắt nhìn thấy những nghệ nhân tài hoa ngồi bên khung cửi, kết từng sợi tơ mỏng manh để ra thành phẩm. Một điều đặc biệt nữa phải kể tới đó là con đường ô rực rỡ hay bức tường bích hoạ nổi tiếng do chính những người dân làng vẽ nên.
Nguồn:Khám phá làng cổ Hà Nội
PV
thieunien.vn
-
Hoài Lâm ra sao sau 10 năm bất ngờ nổi đình đám?
-
Mê mẩn không khí Giáng sinh trên phố Hàng Mã
-
Hé lộ dàn khách mời 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
-
Chuyên gia Thái Lan đánh giá sức mạnh của tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2024
-
Xuân Son lọt Top 3 Vua phá lưới Cúp C2 châu Á
-
HLV Kim Sang-sik muốn vô địch AFF Cup 2024
-
Tiệm bánh Mizuki - Nơi chỉ có tình trong bánh
-
PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 3/12: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Làng lụa Vạn Phúc hút khách trong Tuần Văn hóa-Du lịch
-
Tử vi ngày 3/12/2024: Tuổi Tuất chinh phục mục tiêu, tuổi Hợi vững vàng ý chí
-
Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL
-
"Chải" Long Vũ lần đầu được đề cử tại VTV Awards
-
Bản tin Năng lượng xanh: Mỹ quyết định đưa ra một đợt thuế quan mới đối với pin mặt trời nhập khẩu từ 4 nước Đông Nam Á
-
Sắc tím Đà Lạt