Liệu EU có tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt trong tương lai?
![]() |
![]() |
![]() |
Bộ trưởng Năng lượng các nước EU sẽ xem xét đề xuất này theo Điều 122 của Hiệp ước tại Hội đồng Giao thông, Viễn thông và Năng lượng (TTE) vào ngày 28/3. Động thái này được đưa ra khi thị trường khí đốt toàn cầu vẫn thắt chặt bởi các yếu tố khác nhau như điều kiện thời tiết, nhu cầu LNG toàn cầu và điều kiện kinh tế vĩ mô.
EU phải tiếp tục nỗ lực giảm nhu cầu khí đốt
Quyết định gia hạn biện pháp khẩn cấp dựa trên phân tích của Ủy ban châu Âu. Để bù đắp hoàn toàn sự sụt giảm vĩnh viễn nguồn cung khí đốt của Nga, cần phải tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt, bằng cách bổ sung thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và đường ống dẫn khí từ các quốc gia khác. Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa với các công suất tái tạo mới được lắp đặt từ đầu năm 2022. Việc tiếp tục giảm 15% nhu cầu sử dụng khí đốt vào tháng 4 thêm một năm nữa sẽ đủ để đạt tỷ lệ lấp đầy 90% kho dự trữ khí đốt vào ngày 1/11 và đảm bảo không xảy ra các vấn đề liên quan đến an ninh nguồn cung khí đốt trong suốt mùa đông sắp tới.
Ngoài ra, theo Cao ủy châu Âu về năng lượng Kadri Simson, việc giảm hơn nữa nhu cầu khí đốt là cần thiết để bù đắp cho sự sụt giảm vĩnh viễn nguồn cung khí đốt của Nga và để bổ sung các công suất tái tạo mới cũng như nhập khẩu LNG và đường ống dẫn khí từ các quốc gia khác.
Giảm mức tiêu thụ khí đốt cũng sẽ giúp duy trì các điều kiện thị trường hiện tại. Thị trường khí đốt sẽ có giá thấp hơn và ít biến động hơn so với năm ngoái. Điều này sẽ hạn chế mọi tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với khối lượng khí đốt bổ sung được nhập khẩu vào châu Âu. Thông qua các biện pháp khẩn cấp, trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023, EU đã tiết kiệm được 19% lượng khí đốt tiêu thụ, tương đương 41,5 tỷ mét khối.
![]() |
Các nước EU phụ thuộc vào khí đốt của Nga |
Thay đổi trong đề xuất giảm nhu cầu khí đốt
Đề xuất gia hạn biện pháp khẩn cấp có một thay đổi, liên quan đến việc giám sát và báo cáo dữ liệu tiết kiệm năng lượng hàng tháng nhằm theo dõi tổng nhu cầu khí đốt 2 tháng một lần. Quy định này sẽ giúp các quốc gia thành viên EU có mục tiêu hơn khi thực hiện các biện pháp trong tương lai.
Một bối cảnh 2023 khác
Vấn đề nguồn cung khí đốt đã trở nên trầm trọng hơn trong năm qua. Thật thế, căng thẳng giữa Nga và Ukraine, cũng như cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm xáo lộn thị trường. Tuy nhiên, tình hình năm nay sẽ khác. Nga không thể vũ khí hóa năng lượng. Năm nay, mức lưu trữ khí đốt rất cao và các cơ sở hạ tầng mới đã tăng khả năng đa dạng hóa.
Mặc dù vậy, thị trường khí đốt toàn cầu vẫn thắt chặt bởi một số yếu tố.
Nguồn:Liệu EU có tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt trong tương lai?Nh.Thạch
nangluongquocte.petrotimes.vn
-
Hoàng Anh Gia Lai mượn sao trẻ của CLB Ninh Bình
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 10/7: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt
-
Hoa hậu Lương Thùy Linh đẹp ma mị trong loạt ảnh mới
-
Man United nhắm 3 tiền đạo giá… 0 đồng
-
Đội bóng của Công Phượng tiếp tục chia tay 5 cầu thủ
- Phân tích triển vọng thị trường hydro xanh toàn cầu đến năm 2031
- OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng trong tháng 8
- Trung Quốc tăng mức hoàn thuế nhập khẩu dầu nhiên liệu cho giới lọc dầu
- Nhiên liệu từ Đông Bắc Á đổ mạnh vào châu Âu
- Kỷ nguyên AI sẽ làm bùng nổ nhu cầu năng lượng khu vực châu Á
- Ả Rập Xê-út có thể tăng giá dầu tháng 8 tại châu Á lên mức cao nhất trong 4 tháng
-
Hành trình khám phá Thị trấn Bohemian trong lòng núi lửa đầy đặc sắc cùng The Hidden Book 2025
-
Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ
-
Hoàng Anh Gia Lai chốt người thay thế Dụng Quang Nho
-
Sự thật về vụ tranh chấp hầm xe tòa nhà chung cư ở Hà Nội
-
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025
-
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%
-
Đỗ Mỹ Linh khoe ảnh con gái, biểu cảm của nhóc tỳ gây sốt mạng xã hội
-
Huyền Lizzie diện bikini khoe vóc dáng nóng bỏng ở tuổi U40
-
Nhiều sao Việt dự đám cưới nhạc sĩ Kai Đinh