Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (27/12/2021 - 2/1/2022): Cuộc chiến khí đốt chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt

12:57 | 02/01/2022

|
Thị trường năng lượng thế giới tuần qua tiếp tục biến động với những sự kiện nổi bật: Ukraine bắt ép các nhà sản xuất tư nhân phải bán 20% lượng khí đốt; Mỹ đổi ý không bán LNG cho Trung Quốc, chuyển hướng sang châu Âu; Vì sao Gazprom không đăng ký công suất của đường ống dẫn khí Yamal-châu Âu?...
Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (6/11- 12/12): Tâm điểm Ukraine và Nga tác động mạnh đến giá dầuNhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (6/11- 12/12): Tâm điểm Ukraine và Nga tác động mạnh đến giá dầu
Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (27/12/2021 - 2/1/2022): Cuộc chiến khí đốt chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt
Thị trường năng lượng thế giới tuần qua (27/12/2021 - 2/1/2022): Cuộc chiến khí đốt chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt.

Vì sao Gazprom không đăng ký công suất của đường ống dẫn khí Yamal-châu Âu?

Một số khách hàng châu Âu của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga, đặc biệt là Pháp và Đức đã chọn khối lượng hợp đồng hàng năm của họ trong năm 2021. Vì vậy họ không còn gửi đơn đăng ký cung cấp khí đốt nữa. Người phát ngôn của Gazprom - Sergey Kupriyanov cho biết hôm 25/12.

Giải pháp giúp ngành dầu khí Venezuela thoát tình trạng mắc kẹt

Năm nay, Venezuela đã tăng gần gấp đôi sản lượng dầu từ mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, khi công ty quốc doanh của họ đạt được các thỏa thuận cho phép bơm và chế biến nhiều dầu thô nặng hơn thành các loại có thể xuất khẩu.

Ukraine bắt ép các nhà sản xuất tư nhân phải bán 20% lượng khí đốt

Ukraine đã bắt các nhà sản xuất khí đốt tư nhân phải bán 20% lượng khí đốt sản xuất trên Sàn giao dịch năng lượng Ukraine (UEEX) cho đến ngày 30/4/2022.

Đức không loại trừ khả năng cho dừng Nord Stream 2

Phó Thủ tướng Đức, kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu Liên bang - Robert Habeck đã ủng hộ quyết định của chính phủ liên bang không can thiệp vào việc phê duyệt đường ống dẫn khí Nord Stream - 2 và chỉ xem xét nó trên quan điểm pháp lý.

Ba Lan khánh thành đường ống dẫn khí đốt được làm nóng dài nhất thế giới

Công ty dầu khí nhà nước PGNiG của Ba Lan đã khởi động phần đầu tiên của đường ống dẫn khí đốt được làm nóng nối 3 giếng khai thác tại Na Uy của họ với một cơ sở sản xuất và dự trữ nổi.

Mỹ đổi ý không bán LNG cho Trung Quốc, chuyển hướng sang châu Âu

Các tàu chở LNG của Mỹ được cho là đến Trung Quốc đã chuyển hướng sang Anh, vì cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu ngày càng trầm trọng hơn.

Đức đã làm gì để không bị gián đoạn nguồn cung khí đốt?

Người phát ngôn của Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức - Annika Einhorn cho biết Đức không bị gián đoạn nguồn cung khí đốt của mình, vì an ninh nguồn cung khí đốt đã được đảm bảo và Nga thực hiện tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Nga không cung cấp điện cho Ukraine

Bộ trưởng Năng lượng Nikolay Shulginov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Kênh truyền hình Rossiya-24, hiện tại Nga không xuất khẩu điện cho Ukraine. "Họ mua điện từ Belarus. Nga không cung cấp cho Ukraine", Bộ trưởng nói.

Nguồn: Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (27/12/2021 - 2/1/2022): Cuộc chiến khí đốt chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt

Yến Anh - Trang Hoàng

kinhtexaydung.petrotimes.vn