Quy trình sáp nhập các tỉnh, thành thế nào?
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục yêu cầu nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp trung gian cấp huyện, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy, đáp ứng yêu cầu phát triển. Vậy, quy trình sáp nhập các tỉnh, thành thế nào?
Theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, có hiệu lực từ ngày 1/3/2025, quy trình sáp nhập tỉnh được thực hiện theo các bước.
- Xây dựng đề án sáp nhập tỉnh: Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội.
|
Ảnh minh họa. |
- Chuẩn bị hồ sơ đề án: Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có: Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính; Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính; Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan; Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
- Lấy ý kiến Nhân dân: Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
- Hoàn thiện đề án: Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
-Thẩm định đề án: Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại Kết luận số 126-KL/TW về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện).
Bộ Chính trị , Ban Bí thư định hướng xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tại Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu khi xây dựng đề án sáp nhập cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích thì cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới… để làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.
Theo Kết luận 127-KL/TW, chậm nhất là ngày 9/3, Đảng ủy Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp ủy, tổ chức đảng. Chậm nhất ngày 12/3, sau khi tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ hoàn thiện đề án, gửi xin ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương. Sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27/3.
Dự kiến, sau khi tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan, đề án và tờ trình sẽ được hoàn thiện, trình Ban chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 7/4.
Chiều 5/3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở. Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.
Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.
Nguồn:Quy trình sáp nhập các tỉnh, thành thế nào?
Hải Ninh
kienthuc.net.vn
- Hà Nội hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học
- Sự thật về vụ tranh chấp hầm xe tòa nhà chung cư ở Hà Nội
- Camp Blast 2025 - Miền Nắng Hạ: Sân chơi mùa hè lành mạnh dành cho các em nhỏ Thủ đô
- Trường THCS Giảng Võ hướng tới trường học số đầu tiên ở Việt Nam
- Sở GD&ĐT Hà Nội công bố kết quả thi và điểm chuẩn vào lớp 10
- Bộ Công an thông tin mới về vụ dầu ăn Ofood và sữa HIUP
- Trường THCS Giảng Võ: Dấu ấn năm học đầu tiên sau chia tách
- Danh sách biển số xe của 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025
- Cuộc phiêu lưu đến Thị Trấn Bohemian Trong Lòng Núi Lửa đầy đặc sắc cùng The Hidden Book 2025
- Chính thức miễn học phí cho học sinh công lập
- Xử lý hàng giả...liệu có "bắt cóc bỏ đĩa"?
-
Sự thật về vụ tranh chấp hầm xe tòa nhà chung cư ở Hà Nội
-
Vòng Bán kết “The Charming Beauty – Duyên dáng sắc hương xứ Trà 2025”: Căng thẳng, kịch tính và đầy cảm xúc!
-
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025
-
Nhiều sao Việt dự đám cưới nhạc sĩ Kai Đinh
-
Khả Ngân khoác tay người tình màn ảnh Ấn Độ trên thảm đỏ
-
HLV Erik ten Hag ‘trảm’ cựu thủ môn Man Utd lần thứ hai trong 2 năm
-
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%
-
Huyền Lizzie diện bikini khoe vóc dáng nóng bỏng ở tuổi U40
-
Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt