Tác giả từ điển giải nghĩa nhà báo là người 'thất nghiệp, ăn bám'
Nhiều người đọc cuốn Từ điển Từ ngữ Nam Bộ của tác giả Huỳnh Công Tín do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007 không khỏi bất ngờ với cách giải nghĩa và dẫn liệu về nhà báo.
Theo nội dung cuốn sách, nhà báo được diễn giải là những người không có công ăn việc làm, thất nghiệp, đang ăn bám vào gia đình.
"Ra trường rồi ở nhà làm nhà báo chớ có làm được gì đâu", cuốn từ điển dẫn một ví dụ.
![]() |
Định nghĩa về nhà báo trong cuốn Từ ngữ Nam Bộ của tác giả Huỳnh Công Tín. |
Trao đổi với Zing, tiến sĩ Huỳnh Công Tín cho hay để nói về những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, người miền Nam hay dùng từ ký giả hơn là nhà báo. Định nghĩa nhà báo trong cuốn từ điển được hiểu theo nghĩa bóng chứ không chỉ những người làm nghề báo.
Mục đích ra đời của cuốn từ điển nhằm giải nghĩa những từ ngữ được dùng trong đời sống hàng ngày của người Nam Bộ. Từ nhà báo được ông Tín đưa vào từ điển vì ngoài nghĩa chỉ một nghề nghiệp được nhiều người biết đến, người miền Nam còn dùng từ nhà báo theo một nghĩa khác. Trong cuốn sách, ông cũng chú thích rõ đây là danh từ và được hiểu theo nghĩa bóng.
"Tôi giải nghĩa từ nhà báo theo nghĩa 'không có công ăn việc làm, báo cha, báo mẹ' để những người vùng miền khác khi nói chuyện với người miền Nam sẽ hiểu rõ hơn, tùy vào ngữ cảnh câu chuyện. Nếu nói về những người làm báo thì tôi không đưa vào cuốn từ điển này", ông Tín giải thích.
Ông Tín cho biết thêm, từ điển này không dẫn liệu theo kiểu lấy một phát ngôn toàn dân, rồi thay thế một từ nào đó bằng một từ ngữ Nam Bộ. Vì thế, trong dẫn liệu có thể có yếu tố chệch chuẩn toàn dân nhưng lại đúng chuẩn lời nói Nam Bộ.
"Người vùng miền khác khi nghe định nghĩa này có thể bất ngờ, nhưng với người miền Nam, từ nhà báo được dùng theo nghĩa bóng rất phổ biến", ông Tín nói.
Tiến sĩ Huỳnh Công Tín nguyên là giảng viên bộ môn Ngữ văn ở Đại học Cần Thơ, hiệu trưởng Đại học Võ Trường Toản, phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam. Sau nhiều năm tìm hiểu về văn hóa Nam Bộ, ông cho ra mắt cuốn Từ điển Từ ngữ Nam Bộ dày 1.392 trang, có khoảng 20.000 từ. Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 2007 (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội) và tái bản năm 2009 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia). Tác giả đặt mình vào tâm thế người đọc của ba miền, nên vừa giải thích ngữ nghĩa vừa nêu dẫn liệu từ lời nói của người Nam bộ trong cuộc sống, trong tác phẩm văn học của các nhà biên khảo, nhà văn - nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh, Vương Hồng Sển... và những cây viết Nam Bộ đương đại. |
Nguồn: Tác giả từ điển giải nghĩa nhà báo là người 'thất nghiệp, ăn bám'
Ngọc An
Zingnews
-
Dự báo thời tiết hôm nay 23/6: Bắc và Trung Bộ có mưa rào, nhiệt độ giảm, cảnh báo lốc, sét; Nam Bộ mưa to, có nơi mưa rất to
-
Không khí lạnh ở Bắc Bộ suy yếu sau ngày 2/3, Nam Bộ tiếp tục nắng nóng
-
Bến Tre: Phụ nữ tận dụng hiệu quả vốn vay phát triển kinh tế
-
AFF Cup 2022: Việt Nam đánh bại Malaysia 3-0 tại Mỹ Đình
-
Nữ sinh đầu độc cha bằng chất xyanua khai bị đè nén từ việc học
-
Sau khi mua Twitter, Elon Musk cho 'bay màu' ngay nick của người yêu cũ
- Bản Liền “gây sốt” sau khi lên sóng truyền hình
- Top 6 món hải sản Đắk Lắk nổi tiếng, ăn một lần nhớ mãi
- Gợi ý điểm du lịch “giải nhiệt” lý tưởng cho tháng 7
- Đến Mũi Yến cắm trại, "săn" mặt trời mọc
- Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
- Phở trộn, nộm, bò tái chanh lọt top món trộn ngon thế giới
-
Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
-
Hành trình khám phá Thị trấn Bohemian trong lòng núi lửa đầy đặc sắc cùng The Hidden Book 2025
-
Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ
-
Hoàng Anh Gia Lai chốt người thay thế Dụng Quang Nho
-
Phim đua xe "F1" của Brad Pitt bứt tốc dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ
-
Vinamilk là thương hiệu duy nhất Việt Nam sở hữu 2 cúp Quán quân tại giải thưởng lớn của ngành sữa thế giới
-
CLB Thép Xanh Nam Định lên tiếng về tin đồn đổi tên
-
Tử vi tuần mới (30/6-6/7/2025): Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Tuất vận may tài lộc
-
PVCFC chung tay cùng Cà Mau xóa nhà tạm, thắp sáng làng quê, xây dựng nông thôn mới