Tin ngân hàng ngày 2/5: Hai ngân hàng yếu kém sắp được chuyển giao bắt buộc
Tin ngân hàng nổi bật tuần qua: Hơn 700.000 tỷ đồng được "bơm" ra nền kinh tế trong 4 tháng |
Tin ngân hàng ngày 30/4: Gian lận giao dịch điện tử gia tăng “chóng mặt” sau đại dịch |
2 ngân hàng yếu kém sắp được chuyển giao bắt buộc
Theo kế hoạch, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Quân đội sẽ tái cơ cấu 2 ngân hàng yếu kém trong thời gian tối đa khoảng 8-10 năm.
Vietcombank nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém |
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) diễn ra hôm 29/4, ông Phạm Quang Dũng - chủ tịch ngân hàng này cho biết dự kiến nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và quy định pháp luật.
Với Vietcombank, việc chuyển giao bắt buộc này sẽ giúp ngân hàng có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới… và có thể nhận sáp nhập, hoặc tiếp tục duy trì tổ chức tín dụng như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng tổ chức tín dụng cho nhà đầu tư mới.
Trả lời ý kiến cổ đông về danh tính cũng như tổng tài sản, lỗ lũy kế, nợ xấu… của ngân hàng yếu kém mà Vietcombank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc, theo ông Dũng, hiện Vietcombank vẫn đang triển khai các thủ tục cần thiết với cơ quan quản lý nhà nước.
"Đến nay chưa thể trả lời Vietcombank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng cụ thể nào. Còn tổ chức tín dụng yếu kém này đang nằm trong sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước.
Dự kiến Vietcombank sẽ xin nhận chuyển giao bắt buộc một trong số tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt này" - ông Dũng thông tin.
Cũng tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) vừa diễn ra, Ông Lưu Trung Thái - tổng giám đốc MBBank - cho biết sẽ nhận chuyển giao bắt buộc 1 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém.
Hiện chưa thể công bố danh tính ngân hàng yếu kém mà MBBank nhận chuyển giao do thuộc danh mục bí mật nhà nước nhưng có quy mô tài sản thấp hơn 10% so với tổng tài sản của MBBank và lỗ lũy kế không vượt quá 20.000 tỷ đồng.
SeABank tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng
Đại hội đồng Cổ đông SeABank 2022 vừa thông qua phương án tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng trong năm 2022 để nâng cao năng lực tài chính, bổ sung thêm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 717/QĐ-NHNN ngày 20/4/2022 về việc chấp thuận thay đổi vốn điều lệ của SeABank trên Giấy phép hoạt động của SeABank từ 14.785 tỷ đồng lên 16.598 tỷ đồng sau đợt chào bán thành công 181.311.631 cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu. Trước đó, trong năm 2021, SeABank đã 2 lần tăng vốn điều lệ với tổng cộng tiền 2.698 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) và chào bán ra công chúng.
Năm 2022 là năm phát triển mạnh mẽ trong chiến lược phát triển 2020 - 2025 của SeABank. Việc tăng vốn điều lệ là một dấu mốc quan trọng trong kế hoạch và định hướng, giúp Ngân hàng có đủ tiềm lực để thực hiện các mục tiêu: triển khai chiến lược hội tụ số, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ, số hóa toàn diện các quy trình vận hành trong hoạt động tín dụng, thanh toán, dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ…, qua đó mang lại hiệu quả hoạt động và giao dịch, gia tăng trải nghiệm và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của mọi khách hàng.
Ngoài ra, kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 16.598 tỷ đồng lên 22.690 tỷ đồng trong năm 2022 của SeABank cũng vừa được thông qua trong Đại hội đồng Cổ đông thường niên tổ chức ngày 21/4/2022. Theo đó, SeABank dự kiến phát hành 211.400.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức năm 2021 và phát hành 109.700.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy, dự kiến mỗi cổ đông của SeABank sẽ được nhận cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tổng tỷ lệ gần 20%.
Kết thúc Quý I/2022, SeABank đã đạt được kết quả khả quan, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ 2021 với lợi nhuận trước thuế 1.306,4 tỷ đồng, tăng trưởng 87,1%; Tổng tài sản 231.222 tỷ đồng; Tổng thu thuần đạt hơn 2.322 tỷ đồng, tăng 61,28%; Thu thuần từ dịch vụ đạt 274,21 tỷ đồng, tăng 122,65%.
Đồng thời, thu thuần ngoài lãi (NOII) của Ngân hàng cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng 126,47%, đạt 757,8 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) tiếp tục giảm mạnh xuống mức 28,32%, đảm bảo đúng theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) duy trì ổn định ở mức 1,64%.
VIB chuẩn bị chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 35%
Ngân hàng vừa thông báo ngày chốt danh sách cổ đông để hưởng quyền. Đây là ngân hàng triển khai việc chia thưởng cho cổ đông sớm nhất trong năm nay.
Mới đây, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB (VIB) đã Quyết định về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ.
Cụ thể, ngày 16/5, ngân hàng chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 35% từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng để tăng vốn điều lệ thêm 5.436 tỷ đồng. Như vậy, số cổ phiếu dự kiến phát hành là 543,6 triệu cp.
Sau khi phát hành, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng lên gần 21.000 tỷ đồng. Đây là ngân hàng triển khai việc chia thưởng cho cổ đông sớm nhất trong năm nay.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản chấp thuận cho VIB tăng vốn điều lệ thêm tối đa 5.545 tỷ đồng. Bên cạnh việc chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông, VIB còn tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành 10,9 triệu cổ phiếu cho cán bộ nhân viên.
Về hoạt động kinh doanh, quý 1/2022, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 2.300 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập hoạt động của VIB đạt hơn 4.100 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, thu nhập ngoài lãi đạt 650 tỷ, đóng góp 16% vào tổng thu nhập hoạt động. Tăng trưởng tín dụng ở mức 6,1%, dư nợ gần 217.000 tỷ đồng, huy động vốn tăng trưởng tốt ở mức 7,7%, đạt 302.000 tỷ đồng.
Về biện pháp tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, ngân hàng chuyển giao bắt buộc được vay khoản tín dụng ưu đãi có lãi suất 0% trong thời gian tái cơ cấu. Dự kiến, trong 7-9 năm, MBBank sẽ giải quyết được lỗ lũy kế của ngân hàng yếu kém này.
Phương án tái cơ cấu dự kiến là ngân hàng được mua có thể sẽ sáp nhập với MBBank. Hoặc MBBank có thể bán ngân hàng này sau mấy năm tái cơ cấu bởi đây được coi như một khoản đầu tư.
Quý 1/2022, Sacombank báo lãi trước thuế gần 1.600 tỷ đồng, tăng 59%
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – STB) mới đây đã công bố BCTC hợp nhất quý 1/2022.
Quý 1/2022, Sacombank báo lãi trước thuế gần 1.600 tỷ đồng, tăng 59%/ |
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Sacombank đạt 1.589 tỷ đồng trong quý 1/2022, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2021. Lãi sau thuế là 1.274 tỷ đồng. Theo đó, Sacombank lọt vào Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất quý đầu năm nay.
Động lực tăng trưởng lợi nhuận của Sacombank chủ yếu đến từ các mảng kinh doanh phi tín dụng. Trong đó, mảng hoạt động dịch vụ của Sacombank tăng trưởng rất cao, đạt lãi 1.535 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ. Ngoài ra, nhà băng có lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 44% lên 298 tỷ; lãi từ hoạt động khác gấp 9 lần cùng kỳ, đạt 545 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, thu nhập lãi thuần của ngân hàng giảm 9% xuống mức 2.739 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư bị lỗ 3 tỷ.
Như vậy, trong cơ cấu thu nhập hoạt động, thu nhập lãi thuần chỉ chiếm tỷ trọng 53%, thấp hơn nhiều so với mức phổ biến 70-85% tại các ngân hàng khác. Lãi từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng đáng kể tới 30%.
Sacombank ghi nhận chi phí hoạt động ở mức 2.832 tỷ đồng trong quý 1/2022, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng rủi ro tăng 48% lên 704 tỷ.
Tại ngày 31/3/2021, tổng tài sản Sacombank đạt 552.539 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 6,5% đạt 413.028 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng tăng 7,1% đạt 457.791 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn là 103.488 tỷ đồng. Tỷ lệ CASA của Sacombank đạt khoảng 23%.
Nợ xấu nội bảng Sacombank giảm mạnh 421 tỷ trong quý 1 xuống còn 5.299 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm từ 1,47% xuống 1,28%. Hiện nợ có khả năng mất vốn tại Sacombank là 4.303 tỷ đồng, chiếm 81% trong tổng nợ xấu nội bảng.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 2/5: Hai ngân hàng yếu kém sắp được chuyển giao bắt buộc
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Chia sẻ đầy cảm xúc của Tuấn Ngọc sau danh hiệu Á Vương 1 Mr World 2024
-
HLV Guardiola thừa nhận Man City khó bảo vệ ngôi vương
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 25/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Ghi bàn tại Ngoại hạng Anh, Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal
-
Hoa hậu Thanh Thủy được trao tặng bằng khen tại Lễ vinh danh sinh viên
-
Sao nam Việt từng yêu nữ tỷ phú hơn 32 tuổi giờ ra sao?
- Hành vi của người tiêu dùng thay đổi thế nào trong năm 2025?
- Giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm
- Xu hướng mới trong đầu tư các dự án bất động sản
- Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025
- Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027