Vẻ đẹp huyền ảo ở thánh địa Mỹ Sơn
![]() |
Nghệ thuật kiến trúc đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. |
Thánh địa Mỹ Sơn là di sản nổi tiếng của Quảng Nam với quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chămpa vô cùng độc đáo. Khu di tích được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1995.
Thánh địa Mỹ Sơn với hơn 70 ngôi đền được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ mang nhiều dòng chữ quan trọng bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm. Di tích này đã bị quên lãng cho đến năm 1898, một người Pháp cùng đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra khu di tích nằm ẩn mình trong rừng, giữa lòng thung lũng xung quanh được 2 ngọn núi hùng vĩ che chở.
Thánh địa có một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh. Những đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng gạch đỏ, không vôi phủ ngoài, giữa các viên gạch không có mạch hồ. Các đền tháp đều có hình tứ giác.
Mái tháp được cấu trúc theo nhiều tầng tháp chồng lên nhau, trên đặc dưới rỗng, càng lên cao càng nhỏ dần tạo dáng cao vút. Mặt ngoài cửa các tháp mang những đường nét và đường cong mô tả hình người, hình động vật, cỏ cây hoa lá với nhiều dáng vẻ khác nhau rất sinh động và uyển chuyển.
Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - Đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadravarman, vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào thế kỷ IV kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần - vua và tổ tiên hoàng tộc.
Di tích Mỹ Sơn được chia thành 4 khu vực. Trong đó, khu A là nơi du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ quần thể đền tháp. Phần lớn các công trình ở khu vực này đang trong quá trình trùng tu. Khu B là nơi có 1 tháp chính và 3 tháp phụ.
Khu vực này tọa lạc tại đồi phía Tây. Khu vực C tập hợp rất nhiều đền, tháp, bia ký, các bức phù điêu, những tác phẩm điêu khắc ấn tượng, độc đáo nhất tại Thánh địa Mỹ Sơn. Khu C nằm ở đồi phía nam và là địa điểm mà khách du lịch chắc chắn không nên bỏ lỡ khi tham quan quần thể di tích này.
![]() |
Nơi đây từng được sử dụng làm nơi tổ chức, cúng tế của vương triều Chămpa. |
![]() |
Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga. |
Sau 6 năm triển khai (2016 - 2022), di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã được gia cố, trùng tu, tôn tạo hoàn chỉnh các nhóm tháp K, H, A, trả lại dáng vẻ ban đầu như khi người Pháp phát hiện. Trong quá trình phát lộ trùng tu đã phát hiện hàng trăm hiện vật có giá trị, nhiều hiện vật lần đầu mới phát hiện tại Mỹ Sơn.
Trong đó có tượng thần bằng đá ở khu tháp A, bức phù điêu trong lòng tháp A13 tương đối khác lạ so với các công trình kiến trúc được điêu khắc trong lòng tháp của kiến trúc Chămpa.
![]() |
Các bia ký tại thánh địa Mỹ Sơn được khắc bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm. |
![]() |
Hiện vật được tìm thấy tại thánh địa Mỹ Sơn. |
![]() |
Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. |
Đối với khu tháp K, các chuyên gia đã phát lộ, khai quật với diện tích hơn 400m2. Trong quá trình bóc tách, di chuyển lớp đất sâu 60 - 80cm đã phát hiện tháp K có hai cửa ở 2 hướng Đông - Tây và 2 bức tường thấp chạy song song, kéo dài về hướng khu E, F... Đây là con đường cổ dẫn thẳng tới trung tâm khu Thánh địa Mỹ Sơn với chiều rộng 8m, hai bên là hai bờ tường song song được chạm khắc tinh tế và chôn trong lòng đất ở độ sâu 1m.
Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, con đường này chỉ có vua chúa và các thành viên hoàng tộc, các chức sắc cao quý của Chămpa cổ mới được phép đi vào. Hệ thống tường bao 2 bên con đường được chạm khắc tinh tế và khéo léo. Sự phát hiện quan trọng này đã góp phần tăng thêm các giá trị lịch sử lâu đời mà di sản thánh địa Mỹ Sơn đem lại.
Điều thú vị nhất khi đến Mỹ Sơn là khi những tia nắng nhạt dần trên những tháp cổ du khách mới thấy hết được vẻ đẹp huyền bí của di tích này.
Dưới ánh chiều đỏ rực, những ngôi tháp cổ trở nên lung linh, huyền ảo với những điệu múa của nàng vũ nữ Apsara làm say đắm lòng người. Du khách như lạc vào vùng đất Chămpa cổ xưa với hình ảnh các cô gái với ngón tay búp măng thuôn dài, khuôn ngực căng tròn cùng đường cong quyến rũ trong các trang phục lấp lánh, rực rỡ hòa quyện cùng tiếng trống Paranưng và tiếng khèn Saranai say đắm muôn phần.
Nguồn:Vẻ đẹp huyền ảo ở thánh địa Mỹ Sơn
Hoàng Vinh
giaoducthoidai.vn
- Bản Liền “gây sốt” sau khi lên sóng truyền hình
- Top 6 món hải sản Đắk Lắk nổi tiếng, ăn một lần nhớ mãi
- Gợi ý điểm du lịch “giải nhiệt” lý tưởng cho tháng 7
- Đến Mũi Yến cắm trại, "săn" mặt trời mọc
- Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
- Phở trộn, nộm, bò tái chanh lọt top món trộn ngon thế giới
-
Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
-
Hành trình khám phá Thị trấn Bohemian trong lòng núi lửa đầy đặc sắc cùng The Hidden Book 2025
-
Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ
-
Hoàng Anh Gia Lai chốt người thay thế Dụng Quang Nho
-
Phim đua xe "F1" của Brad Pitt bứt tốc dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ
-
CLB Thép Xanh Nam Định lên tiếng về tin đồn đổi tên
-
Tử vi tuần mới (30/6-6/7/2025): Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Tuất vận may tài lộc
-
Vinamilk là thương hiệu duy nhất Việt Nam sở hữu 2 cúp Quán quân tại giải thưởng lớn của ngành sữa thế giới
-
PVTrans và BSR tổ chức hội thảo về công tác phối hợp bốc dầu và khai thác tàu trong mùa thời tiết xấu