Vì sao đêm giao thừa không thể thiếu màn bắn pháo hoa?
Ý nghĩa của đêm giao thừa |
Những ngày cuối năm |
Màn bắn pháo hoa rực rỡ tại hồ Gươm, Hà Nội. Ảnh: Tư liệu |
Pháo hoa đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi dịp năm mới, quen thuộc đến mức vắng tiếng pháo hoa nổ đì đùng, dương như Tết kém trọn vẹn.
Lịch sử của pháo hoa bắt đầu từ Trung Quốc cổ đại, khi họ sáng tạo ra những cỗ pháo từ hỏa tiêu, than củi và lưu huỳnh vào thế kỷ 7. Sau này, trong thời kỳ nhà Đường, nghề làm pháo hoa phát triển mạnh mẽ. Còn ở châu Âu, việc sản xuất pháo hoa bắt đầu từ thế kỷ 14. Người phương Tây thường bắn pháo hoa trong các dịp lễ hội và tiệc mừng, sự kiện trọng đại của quốc gia.
Ở Trung Quốc, người ta tin rằng pháo hoa có khả năng đuổi tà ma và bảo vệ sự an lành cho cộng đồng. Do đó, vào những dịp quan trọng như giao thừa, người dân Trung Quốc thường bắn pháo hoa để xua đi những điều tiêu cực của năm cũ và chào đón một năm mới an lành. Ngoài ra, pháo hoa cũng được sử dụng trong mục đích quân sự.
Pháo hoa thắp sáng bầu trời TPHCM. Màu sắc và âm thanh của pháo hoa được xem như báo hiệu cho một tương lai tươi sáng, đem theo hy vọng. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa |
Đêm giao thừa là thời gian mà gia đình tụ họp, chia sẻ những câu chuyện và kỷ niệm, cũng như đặt ra những kế hoạch cho năm mới. Pháo hoa được xem như tiếng đồng hồ điểm, đánh dấu thời điểm chuyển giao năm mới, nhắc nhở mọi người về khoảnh khắc đoàn tụ gia đình.
Khi những tia sáng pháo hoa bắt đầu rực lên, mỗi người sẽ nhìn lại một năm đã trôi qua với những niềm vui, nỗi buồn và những thành công , từ đó đặt ra những mục tiêu mới cho năm sắp tới.
Bên cạnh pháo hoa, một xu hướng mới đang nổi lên tại nhiều quốc gia trên thế giới là trình diễn drone (máy bay không người lái) - giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn và thải hóa chất ra môi trường. Trình diễn drone có thể tạo ra hiệu ứng ánh sáng tương tự bắn pháo hoa. Công ty nghiên cứu thị trường Business Research Insights dự đoán đến năm 2031, hoạt động trình diễn ánh sáng bằng drone dự kiến tăng trưởng 25% trên toàn cầu.
Lễ hội ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long” vào tối 9.2 (tức 30 Tết) được mong chờ trước thời khắc giao thừa. Ảnh: Hải Nguyễn |
Nhật Hạ
dulich.laodong.vn
- Tưng bừng Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024
- Vịnh Hạ Long tròn 30 năm là Di sản thiên nhiên thế giới
- Nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa tại lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
- Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại Yên Bái
- Đến Long An, thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị miền Tây
- 16 tỉnh, thành phố sẽ tham gia ngày hội Văn hoá các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Giám đốc điều hành MIS Hoàng Văn Lược: "Làm sao để các em giống như những chiếc la bàn vạn năng"
-
Cuộc đua thương mại điện tử sẽ ngày càng khốc liệt
-
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
-
Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững
-
Bản tin Năng lượng xanh: Qcells cho biết đột phá công nghệ có thể giảm không gian cần thiết cho các tấm pin mặt trời
-
Tử vi ngày 20/12/2024: Tuổi Thìn biểu hiện xuất sắc, tuổi Ngọ tinh thần nhiệt huyết
-
Manulife tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 3.000 người dân TP.HCM
-
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
-
Kinh tế Việt Nam 2025: Sẵn sàng cho kỷ nguyên mới