A Biu - Người đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn văn hóa dân tộc
Bên mái hiên căn nhà nhỏ đơn sơ, đôi bàn tay sần sùi với nhiều nếp nhăn theo thời gian, nghệ nhân A Biu vẫn đang miệt mài chẻ từng nan lạt, vuốt bóng bẩy và đều nhau, rồi đem hong khô, nhuộm màu để tạo các hoa văn trên thân gùi. Các công đoạn khác như cài nan, tạo hoa văn, làm vành, dây ràng, quai và đế đều được ông làm rất mượt mà bằng đôi tay tài hoa, sự khéo léo và tỉ mẩn.
![]() |
Nghệ nhân A Biu vẫn đang miệt mài chẻ từng nan lạt, vuốt bóng bẩy và đều nhau để đan những chiếc gùi truyền thống của người Xơ Đăng |
Nghệ nhân A Biu chia sẻ: Nghề đan lát từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người Xơ Đăng. Nghề đan lát được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trường tồn đến ngày hôm nay. Ông được học nghề từ cha mình và sớm thành thạo các kỹ thuật đan gùi, rổ, rá, nong nia, đơm cá, cùng nhiều vật dụng truyền thống khác.
Theo nghệ nhân A Biu, để có được những sản phẩm đẹp và bền cần chú trọng đến việc chọn nguyên liệu. Những cây lồ ô, nứa, tre phải có độ già vừa phải, được xử lý kỹ lưỡng qua các công đoạn như ngâm nước, phơi khô, chẻ lạt, nhuộm màu từ lá và rễ cây rừng. Nhờ vậy, các sản phẩm đan lát mới có tính thẩm mỹ cao và bền chắc theo thời gian.
Một trong những sản phẩm đan lát nổi tiếng của nghệ nhân A Biu là gùi. Gùi của nghệ nhân A Biu nổi tiếng bền đẹp và đầy đủ các nét truyền thống của người Xơ Đăng, luôn có các hoa văn tôn vinh thêm vẻ đẹp người phụ nữ và khí phách người đàn ông khi mang.
![]() |
Chiếc gùi do nghệ nhân A Biu làm ra nổi tiếng bền đẹp và đầy đủ các nét văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng |
“Xưa cha tôi là người đan gùi có tiếng trong làng và tôi được truyền nghề từ ông. Công việc đan lát được mặc định là việc dành cho những người đàn ông, đan ra những vật dụng được sử dụng hàng ngày vật dụng này cũng dùng để trao đổi, buôn bán với những người có nhu cầu trong làng hoặc cũng có thể dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Tôi thấy mình có trách nhiệm giữ và truyền nghề cho thế hệ sau để không bị mai một”, nghệ nhân A Biu chia sẻ.
Không chỉ giỏi đan lát, nghệ nhân A Biu còn nổi tiếng với khả năng tạc tượng gỗ dân. Đam mê nghệ thuật tạc tượng từ khi còn nhỏ và được cha quan tâm chỉ bảo, nghệ nhân A Biu được chỉ dạy kỹ thuật tạc tượng, đến năm 20 tuổi đã thành thạo các bước trong quá trình tạc tượng, có thể làm ra những bức tượng gỗ để tại nhà rông và tạc tượng gỗ cho các gia đình có nhu cầu trong làng.
Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, những bức tượng của nghệ nhân A Biu ngày càng có độ sắc sảo cao, được các địa phương tìm đến để mua hay đặt hàng. Tượng gỗ của nghệ nhân A Biu mang đậm dấu ấn văn hóa của người Xơ Đăng, với những hình ảnh quen thuộc như phụ nữ giã gạo, đàn ông săn bắn, già làng uống rượu cần hay cảnh sinh hoạt đời thường. Những bức tượng được tạc bằng những công cụ thô sơ nhưng lại chứa đựng tâm hồn, câu chuyện và nỗi niềm riêng của những nghệ nhân làm ra nó.
![]() |
Với nghệ nhân A Biu, được truyền nghề đan lát cho mọi người dân trong làng là niềm vui và hạnh phúc nhất |
Nghệ nhân A Biu chia sẻ: Tạc tượng gỗ là niềm đam mê của tôi từ những ngày tôi còn nhỏ. Bất cứ khúc gỗ nào với đủ hình dáng, kích thước đều được tôi tận dụng để đẽo, tạc theo những sở thích riêng. Nhà không ai theo nghề tạc tượng nhưng mình nhìn thấy thích quá nên vẫn đi theo người già, nghệ nhân trong làng để học. Cái hay nhất ở tạc tượng gỗ là, qua đó có thể hình dung đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như nội tâm của người chế tác tượng gửi gắm trong linh hồn của tượng.
Bên cạnh đan lát và tạc tượng, nghệ nhân A Biu còn là người duy nhất dạy đánh cồng chiêng ở làng Ke Joi, giúp bảo tồn loại hình nghệ thuật độc đáo này trong đời sống cộng đồng. Ông đã truyền dạy cho nhiều thế hệ thanh niên trong làng biết thực hành nghề đan lát, tạc tượng gỗ dân gian và đánh cồng chiêng.
Anh Si Mon, Thôn trưởng làng Ke Joi, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi chia sẻ: Già làng, Người có uy tín A Biu là một bậc thầy am hiểu về văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng. Hiện nay, bằng uy tín, kinh nghiệm của mình, ông đang nỗ lực truyền dạy lại các nghề truyền thống và cồng chiêng cho nhiều thế hệ trẻ trong làng. Nhờ sự đóng góp của già A Biu mà làng đã thành lập được 2 đội cồng chiêng, múa xoang và nhiều người biết nghề đan lát, tạc tượng.
75 tuổi đời, hơn 50 năm năm gắn bó với nghề thủ công truyền thống, A Biu không chỉ là một nghệ nhân tài hoa, mà còn có công lớn trong việc bảo tồn di sản văn hóa của người Xơ Đăng ở vùng đất biên giới Ngọc Hồi đầy nắng và gió.
Nguồn: A Biu - Người đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn văn hóa dân tộc
Ngọc Chí
-
Bức xúc, bất an... vì mua phải sữa giả
-
Gợi ý 9 món ăn giải nhiệt nắng nóng Hà Nội
-
Manulife nâng cao trải nghiệm khách hàng với loạt giải pháp công nghệ mới
-
Hà Giang: Nỗ lực đưa vốn giúp hộ nghèo vươn lên
-
BSR tập trung nguồn lực triển khai dự án NCMR NMLD Dung Quất đúng tiến độ
-
Cuộc sống của diễn viên Ngọc Lan trong căn hộ cao cấp
-
Doãn Quốc Đam lên tiếng về ồn ào quảng cáo sữa
-
Truyền thông Malaysia đưa tin về 3 cầu thủ Việt Nam được triệu tập đá Man Utd
-
HLV Thép xanh Nam Định lý giải trận hòa như thua trước Đà Nẵng