An Giang ứng phó với biến đổi khí hậu

20:05 | 19/01/2022

|
An Giang là tỉnh nông nghiệp, việc giảm phát thải khí nhà kính, phát triển năng lượng tái tạo, sản xuất, tiêu thụ thân thiên với môi trường... là hết sức cần thiết. Đặc biệt là phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), góp phần làm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, phòng tránh kịp thời và khắc phục hậu quả của thiên tai.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp chủ động áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Đến nay, tỉnh có 568.529ha áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng” (đạt 91,7% diện tích xuống giống); 342.228ha áp dụng “1 phải, 5 giảm” (đạt 55,2% diện tích xuống giống), giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, như: Sử dụng màng phủ nông nghiệp, hệ thống tưới phun tự động, hệ thống tưới nhỏ giọt, phân hữu cơ sinh học, trồng rau màu trong nhà màng, nhà lưới, sơ chế rau, màu an toàn... sản xuất theo hướng VietGAP.

An Giang ứng phó với biến đổi khí hậu
Thi công kè khắc phục khẩn cấp sạt lở rạch Cái Sắn (TP. Long Xuyên), ứng phó với biến đổi khí hậu

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang rau màu và cây ăn trái giúp giảm nhu cầu sử dụng nước, giảm lượng phát thải khí nhà kính ra bên ngoài môi trường. Mở rộng hoạt động này, từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh chuyển đổi được 30.835ha. Hệ thống tưới tiêu tiên tiến trong sản xuất (hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước) được áp dụng trên 1.544ha cây ăn trái, 1.887ha rau màu. Tỉnh hỗ trợ hộ chăn nuôi xây mới 534 công trình khí sinh học Biogas Composite; làm 30 đệm lót sinh học để xử lý chất thải. Bao bì thức ăn chăn nuôi được các hộ thu gom, tận dụng may vách ngăn chuồng nuôi, làm chuồng úm, thu gom phân, chất thải…

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Nguyễn Đức Duy cho biết, trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, từ năm 2016-2021, tỉnh xây dựng 10 mô hình điểm cùng nông dân bảo vệ môi trường và công nghệ sinh thái, gắn với nội dung văn hóa nông nghiệp tại 10 xã của 5 huyện: Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn, An Phú, Chợ Mới.

Đồng thời, xây dựng 30 hố chứa vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tại 9 xã, phường thuộc TX. Tân Châu, 20 hố tại xã Phú Xuân (huyện Phú Tân), 3 hố tại huyện Thoại Sơn; thí điểm mô hình thu gom, xử lý bao, gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại huyện Thoại Sơn và Tri Tôn; tổ chức nhiều đợt thu gom rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật… Riêng ngành lâm nghiệp, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong phát triển và bảo vệ rừng, kết hợp khai thác hình thức du lịch sinh thái. Nhờ đó, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán được duy trì.

An Giang ứng phó với biến đổi khí hậu
Nông dân áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước trong sản xuất rau, màu

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang rau màu và cây ăn trái giúp giảm nhu cầu sử dụng nước, giảm lượng phát thải khí nhà kính ra bên ngoài môi trường. Mở rộng hoạt động này, từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh chuyển đổi được 30.835ha. Hệ thống tưới tiêu tiên tiến trong sản xuất (hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước) được áp dụng trên 1.544ha cây ăn trái, 1.887ha rau màu. Tỉnh hỗ trợ hộ chăn nuôi xây mới 534 công trình khí sinh học Biogas Composite; làm 30 đệm lót sinh học để xử lý chất thải. Bao bì thức ăn chăn nuôi được các hộ thu gom, tận dụng may vách ngăn chuồng nuôi, làm chuồng úm, thu gom phân, chất thải…

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Nguyễn Đức Duy cho biết, trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, từ năm 2016-2021, tỉnh xây dựng 10 mô hình điểm cùng nông dân bảo vệ môi trường và công nghệ sinh thái, gắn với nội dung văn hóa nông nghiệp tại 10 xã của 5 huyện: Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn, An Phú, Chợ Mới.

Đồng thời, xây dựng 30 hố chứa vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tại 9 xã, phường thuộc TX. Tân Châu, 20 hố tại xã Phú Xuân (huyện Phú Tân), 3 hố tại huyện Thoại Sơn; thí điểm mô hình thu gom, xử lý bao, gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại huyện Thoại Sơn và Tri Tôn; tổ chức nhiều đợt thu gom rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật… Riêng ngành lâm nghiệp, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong phát triển và bảo vệ rừng, kết hợp khai thác hình thức du lịch sinh thái. Nhờ đó, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán được duy trì.

Nguồn: An Giang ứng phó với biến đổi khí hậu

Hạnh Châu

baoangiang.com.vn