ASEAN và Biển Đông: Cần sự lãnh đạo của Việt Nam trong tình hình hiện nay

16:20 | 01/06/2021

|
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với mục tiêu “duy trì và tăng cường hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực”, trong đó chủ yếu là Biển Đông. Điều này hàm ý, ASEAN cần thoát khỏi các mối đe dọa và cần có môi trường thuận lợi cho

Điều 1.8 cũng đặt kỳ vọng, ASEAN sẽ ứng phó hiệu quả với tất cả các hình thức đe dọa, bao gồm cả thách thức truyền thống và phi truyền thống. Quan trọng là, ASEAN được yêu cầu hoạt động dựa trên các nguyên tắc hợp tác, cam kết chung và trách nhiệm tập thể để bảo vệ môi trường hài hòa và thịnh vượng của khu vực.

ASEAN và Biển Đông: Cần sự lãnh đạo của Việt Nam trong tình hình hiện nay

Tuy nhiên, hòa bình đang lẩn tránh khu vực Biển Đông, nơi có quan trọng về mặt chiến lược. Những thách thức đối với ASEAN gia tăng rất lớn trong thời gian gần đây. Căng thẳng ngày càng tăng bởi tranh chấp Mỹ - Trung, diễn tập quân sự nguy hiểm Đài Loan - Trung Quốc, Trung Quốc khẳng định yêu sách đối với đường chín đoạn phi pháp, nhắm vào tàu thuyền của các bên tranh chấp khác, cản trở hoạt động khoan dầu của các nước khác trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, xây dựng đảo nhân tạo trong các khu vực tranh chấp và trang bị vũ khí ở đó. Đối với Trung Quốc, Biển Đông là nền tảng quan trọng để bành trướng hơn nữa ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trung Quốc cũng đang phá hủy hệ sinh thái của khu vực bằng việc gấp rút xây các đập và đê trên sông Mekong để kiểm soát dòng chảy và sử dụng sức mạnh này nhằm cưỡng chế các quốc gia hạ lưu. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang sử dụng sức mạnh kinh tế để chia rẽ ASEAN. Tác động tiêu cực nghiêm trọng của đại dịch đối với kinh tế các nước thành viên là rất rõ ràng. Tác động toàn cầu thậm chí còn tạo ra những điều kiện bất lợi hơn cho chủ nghĩa đa phương so với những điều kiện gây cho các chế độ hướng nội, dân tộc chủ nghĩa và dân túy ở nhiều nước.

Các yếu tố trên đặt ra những thách thức to lớn đối với ASEAN. Năm ngoái, dưới quyền Chủ tịch của Việt Nam, ASEAN đã giải quyết một số vấn đề rất tốt, rất khéo léo.

Trung Quốc được cho là đang chia rẽ ASEAN bằng cách tiếp cận lôi kéo và dụ dỗ. Một ASEAN bị chia rẽ đặt ra thách thức nghiêm trọng khi Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch. Nhận thức được sự cần thiết phải thống nhất, với chủ đề “ASEAN 2020: Gắn kết và chủ động thích ứng”, Việt Nam đã nhấn mạnh “sự cần thiết phải tăng cường thống nhất, hợp tác, đoàn kết ASEAN và hội nhập kinh tế, để giải quyết các thách thức do những thay đổi nhanh chóng trong khu vực và toàn cầu mang lại”. Tuyên bố Chủ tịch tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 đã phản ánh việc đoàn kết khu vực là điều rất cần thiết. Đó được coi là thành tựu đáng kể trong bối cảnh từ năm 2012, không có tuyên bố chung nào được đưa ra. Quyết định trao cơ hội mới để thống nhất ASEAN ghi dấu ấn rõ nét của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để đảm bảo, ASEAN được quản trị bởi luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế. Tuyên bố Chủ tịch cũng đã mạnh mẽ khẳng định, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là cơ sở xác định các quyền được có trên biển, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp đối với các vùng biển, đồng thời UNCLOS 1982 đặt ra khuôn khổ pháp lý, trong đó điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cũng đã tiến hành một số biện pháp kịp thời ứng phó đại dịch. Hồi giữa tháng 02/2020, Chủ tịch ASEAN đã thu hút sự chú ý đến các nguy cơ của virus và kêu gọi hợp tác khu vực và quốc tế. Sau đó, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN + 3 về ứng phó Covid-19 theo hình thức trực tuyến và đề nghị các nước triển khai những biện pháp bảo vệ cần thiết. Các nước nhất trí trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau về vật tư y tế. Việt Nam đã tham gia một số cuộc họp trực tuyến quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm, cũng như đề xuất các biện pháp đối phó với đại dịch. Quỹ ASEAN về ứng phó dịch Covid-19 đã được thành lập.

Việt Nam cũng cung cấp thiết bị y tế và đồ bảo hộ rất cần thiết không chỉ cho các nước trong khu vực, mà còn ở châu Á, châu Âu, Mỹ và Nam Mỹ. Việt Nam nổi lên là mô hình kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, với rất ít ca bệnh trong nước. Sự hỗ trợ của Việt Nam đối với các nước khác cho thấy, Việt Nam coi trọng trách nhiệm quốc tế một cách bình đẳng, không chỉ quan tâm đến lợi ích quốc gia của mình.

Quá trình Đánh giá giữa kỳ 03 Kế hoạch tổng thể về Cộng đồng ASEAN 2025 đã được triển khai. ASEAN quyết định sớm hoàn thành dự án “Phát triển Cơ sở dữ liệu ASEAN về các tuyến thương mại và khuôn khổ tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng”.

Việt Nam đã thành công trong việc phối hợp đa phương, tôn trọng các đối tác và cam kết thực hiện một loạt chính sách được cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với các cách thức, phương tiện và mục đích của tất cả các bên liên quan. Điều này giúp phát triển hợp tác giữa các quốc gia. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang bao trùm khắp thế giới, mục tiêu của Việt Nam trong nhiệm kỳ Chủ tịch vẫn là duy trì sự thống nhất của ASEAN. Điều này không chỉ phản ánh trình độ cao về khả năng lãnh đạo và ngoại giao, mà còn thể hiện sự sắc sảo và nhận thức về giá trị, cũng như những hạn chế của ASEAN.

Tình hình khu vực vẫn còn nhiều bấp bênh và đòi hỏi ASEAN phải xử lý khéo léo. Sự nhất quán của Việt Nam trong việc đưa Biển Đông trở thành vấn đề song phương giữa Trung Quốc với từng quốc gia có yêu sách đã nhận được sự tôn trọng của các thành viên ASEAN khác. Dù Việt Nam có giữ ghế Chủ tịch ASEAN hay không thì các thành viên khác đều quan sát những động thái của Việt Nam để học hỏi.

Một số nhiệm vụ đã nhận được sự quan tâm đúng mức trong năm qua, nhưng vẫn cần Việt Nam tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh Kế hoạch tổng thể về Cộng đồng ASEAN 2025, các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đang đi đến giai đoạn quan trọng, cần sự lãnh đạo mạnh mẽ của Việt Nam để có một cuộc đàm phán có ý nghĩa, trên cơ sở bình đẳng với Trung Quốc. Chủ đề năm nay của ASEAN “Chúng ta quan tâm, chúng ta chuẩn bị, chúng ta thịnh vượng” đòi hỏi những nỗ lực chung để thực hiện kế hoạch hành động, khai thác các cơ hội, đồng thời lưu ý những thách thức mà ASEAN phải đối mặt trong bối cảnh hiện nay.

Kể từ năm ngoái đến nay, Việt Nam nổi lên với tư cách là nhà lãnh đạo trên thực tế của ASEAN mà không gây ra bất kỳ sự xáo trộn nào. Điều đó được ghi nhận nhờ chính sách ngoại giao Việt Nam và các biện pháp hỗ trợ các nước khác trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Vì lợi ích hòa bình và thịnh vượng của khu vực, việc Việt Nam tiếp tục hỗ trợ ASEAN, tiếp tục đối thoại với các đối tác, thực hiện khéo léo các bước trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và kiên quyết ứng phó với các yêu cầu phi lý của Trung Quốc. ASEAN cũng cần phối hợp với các nước khác về sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó vai trò của ASEAN sẽ là trung tâm. Điều này tương tự như Tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

ASEAN cũng cần hợp tác với các nước khác cho Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó vai trò của ASEAN sẽ là trung tâm. Điều này tương tự như Triển vọng của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Với kinh nghiệm và khả năng gánh vác, Việt Nam có quan hệ tốt đẹp trong ASEAN, cũng như với các cường quốc bên ngoài, bao gồm các đối thủ cạnh tranh chiến lược như Mỹ, Nga. Với Trung Quốc, Việt Nam phải bảo vệ vững chắc chủ quyền Việt Nam và phản đối những đòi hỏi bất chính, đồng thời giữ vững các mối quan hệ để tránh xung đột.

Nguồn:

ASEAN và Biển Đông: Cần sự lãnh đạo của Việt Nam trong tình hình hiện nay (vietnam.vn)

Thu Hà dịch