Bến Tre: Xã Thành Thới A phát huy hiệu quả tuyến đê bao ngăn mặn, trữ ngọt

16:20 | 21/02/2023

|
Năm 2022, Hội Nông dân (HND) xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam tham mưu Đảng ủy và phối hợp với UBND cùng Ban Chỉ đạo xây dựng mô hình “Dân vận khéo” xây dựng đê bao khép kín liên hộ ngăn mặn, trữ ngọt, phòng chống triều cường tại Tổ nhân dân tự quản (NDTQ) số 11, ấp Tân Phong. Đến nay, đê bao đã được xây dựng hoàn thành và phát huy hiệu quả. Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ và phòng trào Thi đua “Dân dận khéo” đã tặng giấy khen cho hội với thành tích mô hình “Dân vận khéo” xuất sắc tiêu biểu năm 2022.
Bến Tre: Xây dựng lớp thanh niên, trí thức noi gương kiến trúc sư Huỳnh Tấn PhátBến Tre: Xây dựng lớp thanh niên, trí thức noi gương kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát
Bến Tre: Trưng bày chuyên đề “Trương Vĩnh Trọng - Trọn nghĩa vẹn tình”Bến Tre: Trưng bày chuyên đề “Trương Vĩnh Trọng - Trọn nghĩa vẹn tình”

Đê bao khép kín liên hộ ngăn mặn, trữ ngọt, phòng chống triều cường được mở rộng thực hiện tại Tổ NDTQ số 9, ấp Tân Phong.Đê bao khép kín liên hộ ngăn mặn, trữ ngọt, phòng chống triều cường được mở rộng thực hiện tại Tổ NDTQ số 9, ấp Tân Phong.

Tổ NDTQ số 11, ấp Tân Phong có 25 hộ dân, với 52 nhân khẩu. Người dân chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi. Hàng năm, khoảng tháng 5 năm trước đến tháng 2 năm sau thì triều cường dâng cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cũng như việc phát triển kinh tế của người dân trong ấp. Trước tình hình đó, HND xã tiến hành khảo sát và vận động người dân trong Tổ NDTQ số 11 nói riêng cũng như ấp Tân Phong nói chung ủng hộ kinh phí cùng ngày công lao động xây dựng đê bao khép kín liên hộ ngăn mặn, trữ ngọt, phòng chống triều cường. Công trình được thi công từ tháng 4 đến 7-2022 hoàn thành.

“Ở đây, đa phần nhà người dân ở gần kênh thủy lợi. Mỗi khi thủy triều dâng cao gây ngập nhà dân và thậm chí không có đường đi ra lộ lớn. Mùng 1 Tết năm 2022, nước ngập nhà cùng rác kéo tận buồng. Tôi phải vất vả dọn dẹp để đón Tết. Giờ có đê bao, nhà khô ráo, sạch sẽ. Trước kia, thấy nước ngập thì mọi người phải bỏ chi phí để san lắp cát nền, nâng cao diện tích đất. Giờ thì chuyện đó không còn nữa”, bà Đặng Thị Thúy, 43 tuổi, Tổ NDTQ số 11 bộc bạch.

Tuyến đê bao ấp Tân Phong được triển khai xây dựng bao gồm các phân khúc tại các tổ NDTQ số 10, 11 (đã hoàn thành) và số 8, 9 (đang thực hiện), với tổng chiều dài 1,5km. Đê được thiết kế với chiều ngang 1m, cao 1,5m; bao quanh 2 rạch lớn và 3 rạch nhỏ. Tổng diện tích đã thực hiện 10ha, 25 hộ dân hưởng lợi ích từ công trình. Tổng kinh phí (thuê cơ giới, vật tư cùng cây lá, hoa màu, đất của người dân hiến và ngày công lao động) thực hiện xây dựng công trình 320 triệu đồng. Người dân đóng góp chi phí xây dựng công trình tính theo đầu công đất sử dụng (tương ứng 200 ngàn đồng/công). Tổng kinh phí người dân đóng góp được 200 triệu đồng. Ngoài ra, người dân đã hiến được 1.000m3 đất trong việc thi công đê (trị giá 120 triệu đồng).

Khi đê bao hoàn thành và mang lại hiệu quả tích cho cuộc sống, người dân địa phương ra sức gìn giữ để bảo tồn giá trị sử dụng của công trình, bằng cách trồng cỏ trên mặt và ven đê nhằm tránh sạt lở và tạo nguồn thức ăn cung cấp cho bò, dê của gia đình.

Chủ tịch HND xã Thành Thới A Nguyễn Thanh Tuấn chia sẻ: Năm 2022, hội chủ động xin chủ trương của Đảng ủy nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế và chọn mô hình xây dựng đê bao là một trong những khâu đột phá theo Chỉ thị số 01-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phong trào thi đua “Đồng khởi mới”. Ban đầu, có hộ đồng thuận và cũng có hộ không đồng tình. Với phương châm gắn liền thực tiễn và sát cơ sở, hội cùng Chi ủy Chi bộ ấp Tân Phong đã đến tận nhà người dân vận động, thuyết phục và nhận được sự đồng thuận cao. Nhờ vậy, công trình hoàn thành, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, thu nhập ổn định.

Nguồn: Xã Thành Thới A phát huy hiệu quả tuyến đê bao ngăn mặn, trữ ngọt

Lê Đệ

baodongkhoi.vn