Cà Mau: Nghề làm tôm khô

21:33 | 31/03/2023

|
Mới đây, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch vừa gửi hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch để công nhận Nghề làm tôm khô Cà Mau là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Cà Mau: Ưu tiên nguồn lực đầu tư phòng, chống thiên tai tại những nơi bức xúcCà Mau: Ưu tiên nguồn lực đầu tư phòng, chống thiên tai tại những nơi bức xúc
Cà Mau: Gỡ khó để quản lý rừng bền vữngCà Mau: Gỡ khó để quản lý rừng bền vững

Nghề làm tôm khô được cư dân Cà Mau duy trì và phát triển từ thời khai thác con tôm trong môi trường tự nhiên đến thời kỳ nuôi tôm trong vuông, ao, bể lót bạt từ nhiều hình thức như nuôi thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến... Hiện nay, nghề làm tôm khô phát triển ở các địa phương trong tỉnh, thu hút và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng chục tấn sản phẩm.

Nghề làm tôm khô có 2 hình thức: Thực hành truyền thống, ra đời từ xưa, sản xuất nhỏ lẻ mang tính chất thủ công gia đình, hiện còn tồn tại phổ biến ở các địa phương có nghề làm tôm khô; thực hành hiện đại, sản xuất quy mô lớn, dây chuyền công nghệ kết hợp máy móc và lao động của con người.

Tôm khô phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt, bởi hương vị đặc trưng, dễ chế biến được nhiều món ăn, thậm chí có thể ăn ngay mà không cần phải nấu lại hay chế biến cầu kỳ. Sở dĩ tôm khô Cà Mau được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi con tôm Cà Mau sinh trưởng trong môi trường sinh thái đặc thù, phù sa màu mỡ có nhiều thức ăn nên thịt chắc và ngọt, có màu đỏ tự nhiên.

Làm tôm khô theo quy trình truyền thống, tôm được phơi dưới nắng tốt, trong nhà kính để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Công đoạn sàng sạch vỏ, làm đẹp cho tôm khô trước khi phân loại và đóng gói.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có tổng diện tích đất nuôi tôm (chủ yếu là tôm sú) khoảng 266.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp 9.587 ha, nuôi tôm quảng canh cải tiến 90.552 ha, còn lại là diện tích nuôi tôm quảng canh truyền thống. Trong sản lượng tôm nuôi hàng năm, mặt hàng tôm sú chiếm chủ yếu, số còn lại một số ít là tôm đất, tôm bạc và tôm thẻ chân trắng mới được “du nhập” vào vùng đất Cà Mau. Muốn làm được món tôm khô ngon, người làm khô thường chọn tôm tươi, còn sống. Tôm khô được làm từ nhiều loại tôm khác nhau như tôm biển, tôm sú, tôm đất... Nhiều người tiêu dùng cho rằng tôm khô được làm từ tôm đất là ngon nhất vì thịt tôm chắc, vị ngọt hơn các loại tôm khác.

Ðóng gói sản phẩm tôm khô tại cơ sở khô Ngọc Giàu.

Tại Cà Mau, nghề làm tôm khô trở thành nghề truyền thống đang được phát triển và có thương hiệu. Về vật chất, nó là một sinh kế quan trọng. Về tinh thần, nó là nghệ thuật ẩm thực, được thể hiện trong dân ca, đờn ca tài tử, tác phẩm văn học tạo nên sắc thái văn hoá riêng của vùng đất này.

Nguồn: Nghề làm tôm khô Cà Mau

Kim Cương

baocamau.com.vn