Cần Thơ: Tăng thu nhập từ nghề truyền thống
![]() |
Nghề chằm nón lá giúp nhiều chị em có thu nhập ổn định. |
Lần theo tuyến kênh Xẻo Xào, chúng tôi đến tham quan xóm nghề chằm nón lá, ấp Thới Thuận A, thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai. Trong căn nhà nhỏ, chị Hồ Thị Luyến miệt mài từng đường kim, mũi chỉ để kịp hoàn thành sản phẩm giao khách. Theo chị Luyến, xóm nghề đã tồn tại hàng chục năm và được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ. “Tôi được mẹ dạy chằm nón từ năm 11 tuổi. Dạo đó, nhà nghèo, tuổi nhỏ, tôi phụ mẹ chằm nón nuôi các em ăn học. Với lợi thế công việc đơn giản, có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi, hiện nay, nghề này được nhiều phụ nữ, nhất là phụ nữ trung niên, lớn tuổi gắn bó” - chị Luyến chia sẻ.
Kể về các công đoạn làm nón, chị Luyến cho biết để làm được những chiếc nón lá đẹp, bền, đòi hỏi người thợ cần có sự tỉ mỉ, công phu. Mỗi chiếc nón thường có 16 nan vành. Khi làm nón, chị Luyến phải xếp lá cho phẳng, cắt chéo đầu lá, lấy kim khâu xỏ lá lại thành các lớp và xoay trên khung. Tùy vào nhu cầu khách hàng sử dụng mà nón chia thành hai loại: nón hàng và nón đặt. Nón đặt được làm dày dặn, cọng lá được lựa chọn tỉ mỉ, đường khâu trau chuốt hơn rất nhiều. Để tăng nét duyên cho nón, chị còn trang trí thêm hoa văn. Nón lá thành phẩm sẽ được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền cho sản phẩm. Chị Luyến nói: “Nghề chằm nón không nặng nhọc. Hiện nay, ngoài thời gian bán cà phê, thức ăn sáng tại nhà, tôi tranh thủ chằm nón lá. Trung bình mỗi tháng, từ nghề chằm nón tôi có thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng”.
Chị Trần Hồng Huệ, ngụ ấp Thới Thuận A, thị trấn Thới Lai cũng gắn bó với nghề chằm nón từ lúc 15-16 tuổi. Với đôi tay thạo nghề, khéo léo, mỗi ngày, chị Huệ làm được 2 chiếc nón hoàn chỉnh. Chị Huệ cho biết: “Đa phần khách hàng đều đặt làm nón hàng với giá thành rẻ, tiện dụng. Tùy theo nhu cầu khách hàng, tôi chặp lá dày hoặc mỏng, giá bán dao động từ 50.000-100.000 đồng/chiếc. Nghề chằm nón không khó nhưng đòi hỏi phải có sự cẩn thận, khéo léo. Đây là công việc mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con địa phương, bởi có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi lại phù hợp với mọi lứa tuổi. Trung bình mỗi tháng, tôi thu nhập khoảng 2-3 triệu đồng từ nghề chằm nón”.
Chị Nguyễn Thị Tuyết Anh, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Thới Lai, cho biết: “Chằm nón là nghề có từ lâu đời tại địa phương. Để tập hợp, tạo điều kiện cho hội viên phát triển nghề truyền thống, từ năm 2016, Hội đã thành lập Tổ liên kết chằm nón lá tại ấp Thới Thuận B; nay nhân rộng sang ấp Thới Thuận A. Hiện nay, trên địa bàn 2 ấp có 50 hội viên tham gia”. Nhằm giúp chị em phát triển nghề truyền thống, Hội thường xuyên tổ chức các hoạt động quảng bá, tìm đầu ra sản phẩm thông qua nhiều hình thức, như hỗ trợ hội viên bán nón tại các hội thảo, hội nghị xúc tiến du lịch, đăng tải trên các trang mạng xã hội... Đồng thời, Hội phối hợp tổ chức các lớp nghề ngắn hạn, hỗ trợ các chị vay vốn sản xuất. Hiện có 45 chị được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả.
Không riêng thị trấn Thới Lai, nhiều hội viên xã Trường Thắng cũng theo nghề chằm nón lá. Chị Trần Thị Xuân Triều, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Thới Tân A, xã Trường Thắng, bộc bạch: “Tuy không còn hưng thịnh như thời gian trước, nhưng nghề chằm nón vẫn được nhiều chị em duy trì. Riêng tại ấp Thới Tân A có 30 thành viên tham gia tổ chằm nón”. Chị Xuân Triều cũng có thâm niên hơn 20 năm gắn bó với nghề. Để gìn giữ và phát triển nghề, những năm qua, chị luôn tìm tòi, đa dạng hóa mẫu mã các sản phẩm, chú trọng tính mỹ thuật mà vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của chiếc nón lá. Nhờ vậy, sản phẩm chị làm ra được người tiêu dùng yêu thích, góp phần mang lại thu nhập ổn định. Bên cạnh việc chằm nón, chị Xuân Triều còn mở các lớp nghề chằm nón, tận tình hướng dẫn cho chị em lối xóm.
Trải qua bao thăng trầm, mặc dù nghề chằm nón không còn hưng thịnh như xưa nhưng nhiều hộ dân vẫn yêu thích và giữ nghề. Có tay nghề, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, nắm bắt nhu cầu thị trường và quan tâm cải thiện chất lượng, từ nghề chằm nón giúp nhiều chị em có thêm thu nhập, góp phần cải thiện kinh tế gia đình.
Nguồn: Tăng thu nhập từ nghề truyền thống
Kiến Quốc
baocantho.com.vn
-
Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
-
Khánh Hòa: Kinh tế tăng trưởng, tạo tiền đề cho sáp nhập
-
PVTrans và BSR tổ chức hội thảo về công tác phối hợp bốc dầu và khai thác tàu trong mùa thời tiết xấu
-
BSR trao tặng trang thiết bị y tế hiện đại trị giá 20 tỷ đồng cho huyện Côn Đảo
-
Lâm Đồng: Đức Trọng trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP
-
Khánh Hòa: Sống chậm giữa phố biển
- Hà Giang: Mỗi cột mốc là một trang viết không quên
- Khánh Hòa: Kích cầu khách bay đêm bằng combo ưu đãi
- Hà Giang: Khép lại kỳ thi trọn vẹn
- Hà Giang: Thường trực Tỉnh ủy gặp gỡ Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh
- Khánh Hòa: Lan tỏa phong trào xây dựng “Gia đình học tập”
- Lâm Đồng: Nông dân Đạ Đờn nâng tầm nông sản
-
Cuộc phiêu lưu đến Thị Trấn Bohemian Trong Lòng Núi Lửa đầy đặc sắc cùng The Hidden Book 2025
-
Thép xanh Nam Địnhso tài với đội bóng giàu truyền thống Châu Phi
-
Hà Giang: Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế
-
HIEUTHUHAI thần thái đỉnh cao tại Paris Fashion Week
-
Vinamilk Green Farm - từ "resort cho bò" đến hộp sữa đạt chuẩn quốc tế
-
Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
-
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
-
CLB Thép Xanh Nam Định lên tiếng về tin đồn đổi tên
-
BSR thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo, thúc đẩy bứt phá bằng khoa học công nghệ