Dân ca "Páo Dung" trước nguy cơ mai một
Không gian văn hóa của Talkshow Ru dương - Lời ru và giá trị truyền thống Dao Đỏ |
Tham dự tọa đàm “Ru dương” - Lời ru và giá trị truyền thống của người Dao Đỏ, có sự tham gia của Ts. Bàn Tuấn Năng và bà Tẩn Mùi Chiệp - Nghệ nhân hát Páo Dung; cùng các bạn sinh viên Học viện Dân tộc, sinh viên dân tộc Dao đang sinh sống và học tập tại Hà Nội.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ khiến nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai một, trong đó bao gồm cả dân ca Páo Dung của người Dao. “Dung” là ca hát, “Páo Dung” là một làn điệu dân ca của người Dao phản ánh tâm tư, tình cảm, khát vọng của người Dao về đời sống lao động, sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ nghi truyền thống.
“Páo dung” là lối hát được xem là linh hồn của cộng đồng người Dao, thế nhưng chính nó đang phải đối diện với sự lãng quên, đặc biệt hơn là khi thế hệ trẻ, thế hệ bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lại ít ai ý thức được những giá trị truyền thống ấy đang đứng trước vực thẳm.
“Ru Dương” được khởi xướng không chỉ vì tình yêu dành cho âm nhạc truyền thống, mà còn bởi một mong muốn sâu sắc được bảo tồn và lan tỏa văn hóa của dân tộc Dao giữa nhịp sống hiện đại.
Trong sự kiện “Ru dương” - Lời ru và giá trị truyền thống người Dao Đỏ, khách mời được chia sẻ sâu về văn hóa hát ru, bàn luận về cách thức bảo tồn, quảng bá giá trị của hát ru nói riêng và văn hóa truyền thống của người Dao.
Những trang phục truyền thống đa sắc màu của người Dao Đỏ được trưng bày và giới thiệu đến khách tham dự |
Đồng thời, khán giả cũng có cơ hội hỏi đáp cùng với nhân vật khách mời, có những hiểu biết thêm về văn hoá Dao.
Nghiên cứu văn hoá Dao, Ts. Bàn Tuấn Năng nhấn mạnh, “Páo Dung là làn điệu khó hát, vì người hát đòi hỏi phải biết ngôn ngữ cổ, cột hơi phải rất dài và khỏe. Hát Páo Dung có cái hay là hát bằng ngôn ngữ văn chương, chứ không phải ngôn ngữ bạch thoại. Lối hát này được hình thành do lịch sử di cư tạo ra sự khác biệt giữa các nhóm người Dao nên câu chuyệ bảo tồn sẽ trở nên khó khăn vô cùng".
Bên cạnh việc lắng nghe những chia sẻ từ khách mời, người tham dự còn được tham quan gian hàng với những sản phẩm truyền thống từ đồng bào dân tộc thiểu số. |
Ts. Bàn Tuấn Năng cũng chia sẻ thêm về cái hay của cách thức ngân dài lối hát này là để ra tín hiệu cho nhau, khi hát, tiếng hát sẽ ngân xa trong rừng núi thì khi đó người ta đang truyền thông tin cho nhau qua lời bài hát.
Quang cảnh của sự kiện |
Bằng tình yêu với âm nhạc truyền thống của địa phương, bà Tẩn Mùi Chiệp (Lào Cai) - Nghệ nhân hát Páo Dung, không khỏi vui mừng vì khúc dân ca của đồng bào mình được các bạn trẻ quan tâm. “Tôi hát Páo Dung để ru con/cháu mình ngủ, hoặc lúc đi nương, đi rẫy. Ở chỗ tôi không nhiều người hát được Páo Dung, vì làn điệu này khó hát".
Ban Tổ chức cùng khách mời tham gia sự kiện chụp ảnh lưu niệm |
Đại diện cho thế hệ trẻ, bạn trẻ Phàn Thị Ngọc Ánh - Chủ nhiệm dự án Tỏa 2024 chia sẻ: “Thời đại hiện nay, giới trẻ không mấy quan tâm đến các giá trị văn hóa truyền thống. Vì thế, Ban Tổ chức vô cùng mong muốn dự án lần này sẽ là một thông điệp gửi tới các bạn trẻ hãy tìm mọi cách mang những tinh hoa văn hóa này phát triển rộng rãi hơn nữa”. Phàn Thị Ngọc Ánh còn mong muốn thêm trong thời gian tới có thể gắn phát huy giá trị truyền thống này với du lịch địa phương, để một mặt quảng bá hình ảnh đẹp của đồng bào người Dao trên khắp cả nước, một mặt tăng sinh kế cho bà con địa phương.
Nguồn: Dân ca "Páo Dung" trước nguy cơ mai một
Vàng Ni
baodantoc.vn
-
Son Heung Min ghi bàn thứ 50, đội tuyển Hàn Quốc tiến gần vòng chung kết World Cup 2026
-
Bảo hiểm PVI mở rộng kết nối tại Hội nghị Tái bảo hiểm quốc tế
-
Nguồn cung thị trường bất động sản sẽ được tháo gỡ từ năm 2025
-
Thaco tổ chức lớp đào tạo về trí tuệ nhân tạo
-
Tai tiếng của người mẫu Andrea trước vụ tiệc ma túy
-
Vinamilk lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
-
Hàng rào kể chuyện quê hương
-
10 cầu thủ bị treo giò ở vòng 8 V-League là ai?
-
Những dấu ấn hợp tác quốc tế nổi bật của Petrovietnam năm 2024