Doanh nghiệp bán lẻ lạc quan mùa mua sắm cuối năm
Cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mại tập trung quy mô lớn và sôi động nhất. Đây được xem là giai đoạn quan trọng thúc đẩy động lực tiêu dùng, đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm.
Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội do Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/11 cho biết nhu cầu tiêu dùng nội địa trong 10 tháng qua tăng mạnh đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nhóm ngành dịch vụ và bán lẻ.
Báo cáo chỉ ra tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 10 ước đạt 545,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu đến từ nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 12,0% và nhóm phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 21,4%. Tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,6%.
Dữ liệu từ báo cáo thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong 10 tháng ước đạt 602,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng mức và tăng 12,5%. Doanh thu du lịch lữ hành cũng tăng ấn tượng đạt 50,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả trên cho thấy sức hút ngày càng lớn của các điểm đến trong nước. Đồng thời, sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch phản ánh sự tin tưởng của du khách đối với nền kinh tế và các dịch vụ du lịch.
Báo cáo cũng chỉ ra các nhóm hàng đồ dùng gia đình, may mặc, vật phẩm văn hoá, giáo dục đều có mức tăng trưởng về bán lẻ là đáng kể. Ngoài ra, sự tăng trưởng này ở các địa phương tương đối đồng đều. Đặc biệt là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Cần Thơ, Đà Nẵng. Khánh Hòa có mức tăng trưởng nổi bật trong doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch đồng thời thể hiện rõ tiềm năng phát triển.
Đồng bộ giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa
Tuy nhiên, bà Đinh Thúy Phương, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ, Tổng cục Thống kê cho rằng, mức tăng này thấp hơn 2,7 điểm phần trăm so với mức tăng bình quân 10 tháng các năm giai đoạn (2015 - 2019) thời kỳ trước dịch (tăng trên 10%) và tăng cao hơn cùng kỳ các năm 2020 và năm 2021 (những năm có dịch), phản ánh cầu tiêu dùng trong nước phục hồi, nhưng chưa cao.
Theo Tổng cục Thống kê, để kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam trong những tháng cuối năm cần triển khai các biện pháp, có hiệu quả các chính sách kích cầu tiêu dùng trong nước thông qua chính sách thuế và an sinh xã hội.
Cùng với đó, các chính sách tài khoá và tiền tệ, nhằm hỗ trợ giảm chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí tiêu dùng của người dân; đồng thời thực hiện các chính sách giảm thiểu tác động tăng giá hàng hóa từ việc tăng lương cơ sở.
Ngoài ra, đẩy mạnh tiêu dùng, tập trung phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy sản xuất, đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu cầu của người dân, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu.
Thực hiện có hiệu quả các nền tảng thương mại đang hoạt động, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, mở rộng tiêu dùng nội địa; thúc đẩy sản xuất, đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp lễ, Tết cuối năm; vận dụng người Việt Nam ưu tiên tiêu dùng hàng Việt Nam; tận dụng thị trương hơn 100 triệu dân.
Đặc biệt là thúc đẩy hoạt động kích cầu du lịch nội địa tại các địa phương có lợi thế, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.
Doanh nghiệp bán lẻ lạc quan mùa mua sắm cuối năm
Cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mại tập trung quy mô lớn và sôi động nhất. Đây được xem là giai đoạn quan trọng thúc đẩy động lực tiêu dùng, đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm.
Về phía các nhà bán lẻ, ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Siêu thị Big C Thăng Long cho biết, sức mua của người dân vẫn duy trì đà tăng trưởng song ở mức thấp. Đáng chú ý, cơ cấu giỏ hàng tập trung vào các sản phẩm tươi sống, rau củ quả, thịt cá và các sản phẩm thiết yếu khác như đường sữa, trứng và các loại đồ khô... Còn đối với các mặt hàng gia dụng, điện máy, thời trang có xu hướng giảm hơn so với cùng kỳ. “Đây là xu hướng tất yếu của người dân khi thắt chặt chi tiêu”, ông Tuấn nêu rõ.
Tuy vậy, ông Tuấn vẫn lạc quan về sức mua từ nay đến cuối năm khi kinh tế Việt Nam được dự báo cao hơn kỳ vọng và cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Tết Cổ truyền của Việt Nam đến sớm hơn mọi năm, gần với mùa Noel và Tết Dương lịch sẽ là cơ hội để tất cả nhà bán lẻ đẩy mạnh khuyến mại nhằm kích cầu mua sắm của người dân dịp cuối năm.
Hiện doanh nghiệp cũng đã mở rộng khu vực trưng bày các sản phẩm hàng tết nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến thăm quan và tiếp cận được những sản phẩm tết. Ngoài các kênh bán hàng offline, doanh nghiệp cũng đẩy mạnh kênh bán hàng online trên app đi siêu thị GO!, Big C, Tops Market.
Giám đốc siêu thị Co.op Mart Hà Đông, Nguyễn Thị Kim Dung chia sẻ, dịp cuối năm luôn là thời điểm vàng cho các hoạt động thương mại và tiêu dùng. Đây cũng là giai đoạn mà DN tập trung nhiều nguồn lực để đẩy mạnh doanh số thông qua các biện pháp kích cầu và xúc tiến thương mại. Để tổ chức các chương trình khuyến mại, siêu thị đã chủ động giảm lợi nhuận để tăng các chương trình khuyến mãi tại 800 điểm bán, tổ chức các phiên chợ đồng giá...
Đại diện hệ thống siêu thị BRGMart cũng thông tin, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, BRGMart đã phối hợp với các nhà cung cấp dự báo sản lượng tiêu thụ và lên kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết tăng gấp 2-3 lần các tháng trong năm.
Ông Đinh Quang Khôi - Giám đốc kinh doanh MM Mega Market chia sẻ hệ thống đã thực hiện xong kế hoạch chuẩn bị hàng Tết với các nhà cung cấp lớn. Nhiều doanh nghiệp (DN) đã và đang tận dụng các sàn thương mại điện tử để mở rộng kênh bán hàng. Các chương trình "flash sale", khuyến mãi theo giờ, ưu đãi độc quyền trên các sàn thương mại điện tử sẽ được đẩy mạnh. Ngoài ra, các chương trình xúc tiến tại các sự kiện thương mại, hội chợ, triển lãm, giúp DN tăng cường quảng bá sản phẩm, mở rộng mạng lưới khách hàng, để tăng cường nhận diện thương hiệu…
Bên cạnh việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, điểm mới của chương trình khuyến mại kích cầu năm 2024 là phát triển các loại hình kinh doanh đa dạng, thông minh, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, góp phần vào bình ổn giá hàng hóa, ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.
Nguồn:Doanh nghiệp bán lẻ lạc quan mùa mua sắm cuối năm
Trung Anh
thuongtruong.com.vn
- Tác động của bầu cử Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam
- Sản xuất và xuất khẩu sẽ giúp GDP của Việt Nam năm 2024 tăng trưởng 6,9%
- Kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng vững chắc trong năm 2025
- Việt Nam là thị trường phát hành nợ xanh lớn thứ hai trong ASEAN
- Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 31/10
-
Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm hứng thú và đam mê tìm tòi khoa học
-
Siêu nhạc hội trải dài phố đi bộ Hà Nội diễn ra ngày 24/11
-
Đông y thế hệ 2 - Đông y hiện đại
-
Đề cử Quả bóng vàng Việt Nam 2024: Chờ cuộc đua ở ASEAN Cup
-
Lâm Đồng: Định hướng phát triển du lịch theo hướng chất lượng cao
-
Jason Quang Vinh, Xuân Sơn lỡ hẹn AFF Cup 2024?
-
Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
-
Tai tiếng của người mẫu Andrea trước vụ tiệc ma túy
-
Kỳ Duyên nhận tin vui đầu tiên khi thi Miss Universe 2024