EU vượt chỉ tiêu cắt giảm lượng khí đốt thời kỳ khủng hoảng năng lượng
Moldova muốn duy trì hợp đồng khí đốt với Gazprom |
G7 có kế hoạch hỗ trợ đầu tư các dự án khí đốt tự nhiên mới |
Ảnh minh họa |
Theo dữ liệu được công bố hôm 19/4 bởi văn phòng thống kê EU Eurostat: Tổng mức tiêu thụ khí đốt ở 27 quốc gia EU đã giảm 17,7% từ tháng 8 đến tháng 3, so với mức trung bình 5 năm trong cùng kỳ.
Các nước EU đã tự nguyện đặt mục tiêu vào năm ngoái để cắt giảm 15% mức tiêu thụ khí đốt từ tháng 8 đến tháng 3. Mục tiêu là một trong nhiều biện pháp khẩn cấp của EU được thông qua sau khi Nga cắt giảm cung cấp khí đốt sau cuộc xung đột với Ukraine vào tháng 2/2022, gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu do nguồn cung khan hiếm và giá cao kỷ lục.
Hầu hết các quốc gia EU đều đạt mục tiêu cắt giảm 15% mức sử dụng khí đốt trong giai đoạn này. Phần Lan có mức giảm lớn nhất với mức giảm 56%, trong khi Tây Ban Nha cắt giảm 11% mức sử dụng khí đốt nhưng ở Malta (một quốc đảo và là quốc gia sử dụng khí đốt nhỏ nhất châu Âu) mức tiêu thụ tăng 13%.
Châu Âu trải qua thời tiết mùa đông ấm áp bất thường, bao gồm cả những đợt nhiệt độ kỷ lục giúp hạn chế nhu cầu sử dụng khí đốt để sưởi ấm gia đình.
Các nhà phân tích cho biết việc sử dụng khí đốt vào mùa đông năm nay ở châu Âu thấp hơn là do sự thuận hòa của thời tiết, các chính sách giải quyết khủng hoảng năng lượng và các ngành công nghiệp hạn chế sản xuất để đối phó với chi phí khí đốt cao.
Mức tiêu thụ khí đốt thấp hơn đã giúp các nước EU kết thúc mùa đông với kho dự trữ đầy bất thường. Theo Cơ quan Công nghiệp Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, các hầm chứa khí đốt của châu Âu hiện đã được lấp đầy tới 57% công suất, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá khí đốt châu Âu đã giảm kể từ tháng 12 trong bối cảnh kho chứa tương đối đầy, thời tiết ôn hòa và nhu cầu giảm, trong những tuần gần đây giá khí đốt đã giảm xuống mức chưa từng thấy kể từ thời điểm trước khi Nga xung đột Ukraine.
Nguồn: EU vượt chỉ tiêu cắt giảm lượng khí đốt thời kỳ khủng hoảng năng lượng
Vân Anh
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Goldman Sachs kỳ vọng giá dầu sẽ không thay đổi trong năm tới
- Điểm nhấn từ kế hoạch mở rộng ngành điện hạt nhân của Canada
- Phân tích và dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
- Trung Quốc tăng cường nhập khẩu dầu thô trở lại
- Morgan Stanley: Khí tự nhiên của Mỹ sẵn sàng bước vào chu kỳ tăng trưởng nhu cầu mới
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Bản tin Năng lượng xanh: Các gã khổng lồ dầu mỏ châu Âu rút lui khỏi con đường năng lượng tái tạo
- Hàn Quốc dự kiến tăng mạnh nhập khẩu dầu khí từ Mỹ
- Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
- Bản tin Năng lượng xanh: Các nhà sản xuất cáp gió ngoài khơi chuyển sang châu Âu khi hiện hữu rủi ro từ chính quyền mới
- Petronas hợp tác Schlumberger phát triển công nghệ AI và ML
-
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
-
Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
Hoa hậu Khánh Vân tiếp tục tung ảnh cưới 'cực slay' ở Thái Lan
-
Hoa hậu Lê Hoàng Phương chào sân cực ‘cháy’ tại Bước Nhảy Hoàn Vũ
-
Dùng cầu thủ nhập tịch tại ASEAN Cup 2024, lãnh đạo VFF nói gì?
-
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027