Hà Đông: Dự án Grand Sunlake nhiều lần “thay tên đổi họ” nhưng khách hàng vẫn bị “mắc kẹt”?
Lời tòa soạn: Thời gian qua, tại Hà Nội, nhiều dự án xây dựng nhà ở thương mại bị bỏ dở và khách hàng góp vốn tiền tỷ để mua nhà nhưng hơn chục năm vẫn chưa nhận căn hộ. Thực tế, có không ít dự án nhà ở đang xây dở dang đột nhiên đóng băng vì nhiều lý do như thiếu vốn, chủ đầu tư thiếu năng lực hoặc vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng. Cùng với đó, việc chủ đầu tư cam kết về tiến độ bàn giao nhà hay đưa ra những phương án giải quyết quyền lợi cho khách hàng dường như vẫn bỏ ngỏ. Và như vậy, người chịu thiệt trong trường hợp này chính là các khách hàng khi phải chịu cảnh "tiền mất tật mang". Ngoài ra, mục tiêu ban đầu khi phê duyệt đầu tư dự án là để phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại khu vực phê duyệt dự án chưa thể thực hiện. Điều này gây ra sự lãng phí tài nguyên đất đai, nhiều cử tri bức xúc kéo dài và khiến chính quyền địa phương cũng đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh. Trên tinh thần nghiên cứu, thông qua thu thập tài liệu và khảo sát thực tế, Reatimes khởi đăng tuyến bài Bài học giải quyết tranh chấp chung cư nhìn từ dự án kéo dài hơn thập kỷ: Hà Đông (Hà Nội) - Dự án Grand Sunlake nhiều lần “thay tên đổi họ” nhưng khách hàng vẫn bị “mắc kẹt”? Trân trọng giới thiệu tới độc giả! |
Bỏ tiền tỷ, mua cục tức
Thời gian qua, thị trường bất động sản Hà Nội dậy sóng bởi những thông tin quảng cáo, rao bán chung cư có view hồ Văn Quán, quận Hà Đông. Thế nhưng, không ít người vẫn còn nhớ cảnh nhiều khách hàng kéo đến dự án để băng rôn, biểu ngữ đòi nhà.
Cụ thể, nhiều năm qua, các khách hàng góp vốn mua căn hộ chung cư tại Dự án Trung tâm thương mại - Văn phòng - Chung cư cao tầng Hesco (nay có tên thương mại là dự án Grand Sunlake, địa chỉ 135 Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, họ góp vốn mua căn hộ tại dự án trên từ những năm 2009, 2010. Để được quyền ưu tiên mua căn hộ, khách hàng đã đóng tiền dưới dạng “Hợp đồng huy động vốn”.
Thời điểm đó, Công ty cổ phần bất động sản Megastar (Công ty Megastar) và đơn vị thứ cấp là Công ty cổ phần đầu tư Phát triển và Thương mại Hạ Long (Công ty Hạ Long) đứng ra ký kết hợp đồng với khách hàng và thu số tiền lên đến vài trăm tỷ đồng.
Công ty cổ phần đầu tư Phát triển và Thương mại Hạ Long (Công ty Hạ Long) đứng ra ký kết hợp đồng với khách hàng và thu số tiền lên đến vài trăm tỷ đồng. |
Theo thỏa thuận, khách hàng đã nộp 30% số tiền mua căn hộ từ 89m2 đến 118m2 với giá từ 16,5 triệu đồng đến 18,5 triệu đồng, có hợp đồng và phiếu thu. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng cho biết còn phải đóng thêm tiền chênh lệch từ 1,2 đến 2 triệu đồng, không có phiếu thu và không ghi trong hợp đồng.
Đến năm 2016, Công ty Megastar đã chuyển giao dự án cho chủ đầu tư mới là Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Thăng Long Việt Nam (Công ty Thăng Long Việt Nam) và Công ty Cổ phần thiết bị Thủy lợi (Công ty Thủy Lợi). Sau khi được chuyển giao, Công ty Thăng Long Việt Nam đã yêu cầu tất cả những nhà đầu tư góp vốn cho Công ty Megastar và Công ty Hạ Long phô tô hợp đồng, phiếu thu tiền nộp cho công ty để làm căn cứ bảo đảm quyền lợi cho khách hàng và làm chứng cứ chuyển đổi hợp đồng với chủ đầu tư mới.
Một số khách hàng góp vốn vào dự án hơn 10 năm qua cho biết, sau khi được chấp thuận liên danh nhà đầu tư mới, Công ty Thăng Long Việt Nam có đưa ra phương án giải quyết là số tiền khách hàng đã nộp được bảo lưu tương ứng với số tiền và M2 theo giá cũ, số tiền còn lại và số M2 còn lại được tính giá mới nhưng không quá 20 triệu đồng/m2. Số tiền 70% còn lại sẽ được chia làm 10 lần đóng để các nhà đầu tư dễ tham gia.
Mặc dù vậy đến nay, nhiều khách hàng đã góp vốn vào dự án chưa được giải quyết quyền lợi, đặc biệt là những khách hàng đã ký kết hợp đồng góp vốn với Công ty Hạ Long. Nhiều khách hàng đã gửi văn bản đến Công ty Thăng Long Việt Nam yêu cầu cung cấp thông tin về thủ tục pháp lý dự án và gặp gỡ khách hàng, đồng thời cần đưa ra phương án xử lý.
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, phía Công ty Thăng Long Việt Nam cho rằng, đối với khách hàng ký với Công ty Hạ Long thì họ sẽ tiếp nhận thông tin, tuy nhiên do hiện nay Công ty Hạ Long chưa cử được người đại diện hợp pháp đến làm việc để bàn giao và thống nhất phương án xử lý khách hàng, nên chưa có cơ sở để làm việc với khách hàng của Công ty Hạ Long.
Khách hàng cho rằng, Công ty Thăng Long Việt Nam đã tìm hiểu việc kế thừa về quyền lợi và trách nhiệm của dự án trước khi đầu tư nên không thể trả lời như vậy. Bên cạnh đó, chủ đầu tư không thể không nhận trách nhiệm với các khách hàng bởi Công ty Thăng Long đã cam kết kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ liên quan khi xin chuyển giao dự án, phê duyệt chủ trương đầu tư từ thành phố.
“Các cơ quan quản lý Nhà Nước có thẩm quyền cần dừng ngay dự án và yêu cầu chủ đầu tư gặp các nhà đầu tư góp vốn, để thỏa thuận về phương án, kế hoạch giải quyết quyền lợi rõ ràng bằng văn bản xong mới tiếp tục được thi công. Hiện nay chúng tôi thấy rất nhiều thông tin quảng cáo, rao bán căn hộ tại dự án, nếu như khách hàng mua phải những căn hộ mà chúng tôi được ưu tiên mua, thì sau này chắc chắn sẽ xảy ra tranh chấp, khiếu kiện”, bà Đoàn Thu Hà (trú tại Hà Đông, Hà Nội), khách hàng góp vốn vào dự án cho hay.
Theo ghi nhận của PV, hiện Công ty Thăng Long đã triển khai xây dựng phần thân của dự án. Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội tràn lan các thông tin quảng cáo, rao bán chung cư với các tên gọi khác nhau như dự án Hesco Văn Quán hay Ariyana Lakeside Văn Quán, rồi đến Grand Sunlake. Dù có “thay tên đổi họ” nhưng thực chất đây chính là dự án Trung tâm thương mại – Văn phòng – Chung cư cao tầng Hesco.
Vì sao quyền lợi khách hàng vẫn bỏ ngỏ?
Trả lời PV liên quan đến những ý kiến của khách hàng khi bỏ hàng tỷ đồng góp vốn thực hiện dự án nhưng đến nay đã hơn 12 năm trôi qua vẫn chưa nhận được căn hộ, ông Huyền – Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Công ty Thăng Long Việt Nam cho biết: “Bên mình liên danh Công ty Thủy Lợi. Phía Công ty Thủy Lợi có đất, bên mình là có tiền và hai bên liên danh để thực hiện việc này”.
Về việc đảm bảo quyền lợi cho các khách hàng cũ và khách hàng mới, ông Huyền cho hay: “Có một số khách hàng bên mình nhận chuyển giao từ Megastar. Trước đó họ liên danh với Công ty Thủy Lợi nhưng họ không làm được, bọn mình nhận Quyết định chủ trương đầu tư từ thành phố và đã tiếp nhận các khách hàng của Megastar. Về hướng giải quyết cho khách hàng, một là họ nhận lại tiền hoặc đầu tư tiếp”.
Ông Huyền cũng cho biết, Công ty Hạ Long là khách hàng của Công ty Thủy Lợi, sau đó huy động vốn của rất nhiều người nhưng không nộp hết tiền về Megastar. Tuy nhiên, theo ông Huyền, trước đó Công ty Thăng Long Việt Nam đã nhiều lần liên hệ, đề nghị Công ty Hạ Long cung cấp danh sách các nhà đầu tư đã ký hợp đồng nhưng không nhận được sự phối hợp.
“Khi chuyển giao dự án sang Công ty Thăng Long Việt Nam thì công ty có nghĩa vụ trả cho Công ty Hạ Long hơn 100 tỷ, nhưng bây giờ chưa biết danh sách bao nhiêu người mà trả. Bây giờ liên hệ với Công ty Hạ Long đến trả tiền, ông ấy không đến. Hiện bên mình đã khởi kiện ra Tòa án Nhân dân quận Hà Đông, vì Công ty Hạ Long không hợp tác, mời họ không đến. Nhiều khách hàng đến công ty đòi, mình vẫn tiếp nhận đơn. Bên mình cũng hướng dẫn khách hàng đến Công ty Hạ Long làm việc. Tới đây khi kiện ra tòa, thì khách có thể đến cung cấp hồ sơ cho Tòa án”, đại diện Công ty Thăng Long Việt Nam cho hay.
Nhiều khách hàng kéo đến dự án căng băng rôn, biểu ngữ đòi quyền lợi sau hơn 10 năm "góp vốn" thực hiện dự án. |
Về những vướng mắc nêu trên, ông Nguyễn Huy Quân, Giám đốc Công ty Thủy Lợi cho hay, việc thỏa thuận về quyền lợi, nghĩa vụ là giữa Công ty Thăng Long Việt Nam và Công ty Megastar, còn Công ty Thủy Lợi chỉ xin phép thành phố đồng ý chủ trương chuyển liên danh với Công ty Thăng Long Việt Nam.
Trước những ý kiến phản ánh của khách hàng góp vốn vào dự án, ông Quân cho biết, thời điểm năm 2010, khi phát hiện Công ty Megastar huy động vốn của khách hàng thì Công ty Thủy Lợi đã có văn bản đề nghị không được phép huy động vốn khi chưa đủ điều kiện. Thời điểm đó, cơ quan công an cũng đã đến xác minh, làm rõ vấn đề này.
Ông Quân nói về trách nhiệm của công ty trước những bức xúc của các khách hàng: “Công ty Thủy Lợi không có trách nhiệm gì việc giải quyết quyền lợi khách hàng, mà Công ty Thăng Long Việt Nam phải có nghĩa vụ phải giải quyết. Công ty Thăng Long Việt Nam tiếp nhận quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty Megastar. Mình hợp tác với Công ty Megastar và giờ hợp tác với Công ty Thăng Long Việt Nam, trách nhiệm này thuộc về bên nào nhận tiền. Công ty Hạ Long là sàn, sau này mình mới biết họ ký hợp đồng vay vốn với khách hàng. Về bản chất Công ty Megastar huy động của sàn ấy và sàn đi huy động của người dân”.
“Công ty Thăng Long Việt Nam ký hợp đồng nhận lại quyền lợi và nghĩa vụ liên quan dự án. Tôi có nghe phía Công ty Thăng Long Việt Nam cho biết, khách hàng ký hợp đồng với Công ty Hạ Long thì công ty này phải đến đối chiếu với Công ty Thăng Long Việt Nam và gửi văn bản sang bên này cho biết nhận của bao nhiêu người, số tiền bao nhiêu và đã chuyển cho Megastar bao nhiêu tiền. Thế nhưng, họ gọi Công ty Hạ Long không sang và nhất định không trả lời gì cả”, ông Quân thông tin.
Theo tìm hiểu của PV, dự án Grand Sunlake được phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào năm 2008. Đến năm 2017, dự án này mới được phê duyệt chủ trương đầu tư lần đầu và năm 2019 được chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án. Tuy nhiên, căn cứ các hồ sơ tài liệu liên quan, có nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án (tại Quyết định số 4132/QĐ-UBND ngày 6/7/2017, do Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung thời điểm đó ký), chuyển đổi mục đích sử dụng đất (tại Quyết định số 2587/QĐ-UBND ngày 17/5/2019 do Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng thời điểm đó ký), việc áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất cho liên danh nhà đầu tư thực hiện nhà ở thương mại và thực hiện các quy định tại Quyết định 86/2010/QĐ-TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ khi phê duyệt dự án.
Reatimes sẽ tiếp tục thông tin.
Nguồn: Hà Đông: Dự án Grand Sunlake nhiều lần “thay tên đổi họ” nhưng khách hàng vẫn bị “mắc kẹt”?
Nguyễn Ngọc - Nguyễn Nam
reatimes.vn
-
Quang Hải đón vinh dự đặc biệt ở đội tuyển Việt Nam?
-
Phân tích và dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
-
Tử vi ngày 25/11/2024: Tuổi Mùi nền tảng vững chắc, tuổi Tuất quý nhân hỗ trợ
-
Những thần tượng Vpop một thời chiếm trọn trái tim thế hệ 8x, 9x
-
Chia sẻ đầy cảm xúc của Tuấn Ngọc sau danh hiệu Á Vương 1 Mr World 2024
-
Paul Pogba đưa Lamine Yamal lên mây
- Ngôn từ của giới trẻ: Hòa nhập đừng hòa tan
- 20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân
- Trường Đại học Thành Đông tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường
- Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
- Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm hứng thú và đam mê tìm tòi khoa học
- Khai mạc giải cầu lông Kamito Open tranh cúp Thương hiệu và Pháp luật lần thứ III – năm 2024
- VIETRAMED EXPO 2024: Giới thiệu sản phẩm dược liệu sạch, an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng
- Triển lãm Science Tornado: Truyền lửa đam mê khoa học cho học sinh
- Công an Hà Nội (PC07) kết luận về hệ thống PCCC tại Eurowindow River Park hoạt động bình thường
- Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Hà Nội hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm vào năm 2025: Có bảo đảm tính khả thi?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững