Hà Giang: Khởi sắc trên vùng đất biên cương Nghĩa Thuận
Trở lại xã Nghĩa Thuận, chúng tôi cảm nhận diện mạo xã nghèo nơi biên cương ngày càng đổi thay, những ngôi nhà xây khang trang xen giữa vườn cây sai trĩu quả, diện tích rau màu, ớt ngọt, cà chua… tươi tốt. Đó là thành quả của sự đồng lòng chung sức của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong phát triển kinh tế, xây dựng Nông thôn mới. Đặc biệt là trong thực hiện Đề án chuyển đổi từ trồng cây ngô kém hiệu quả sang trồng rau màu có giá trị kinh tế cao hơn theo định hướng của UBND huyện. Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng hướng, bức tranh kinh tế của Nghĩa Thuận đã có những gam màu tươi sáng với nhiều đổi thay đáng kể.
Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của gia đình anh Sân Sài Cáo, thôn Na Lình. Ảnh: Nguyễn Dịu |
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Sân Tiến Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận chia sẻ: “Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, lựa chọn cây giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và trình độ sản xuất của người dân để phát triển kinh tế. Nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã tiến hành thay thế cây ngô bằng các loại cây ăn quả, dưa chuột, cà chua, ớt ngọt, lạc. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang được địa phương tích cực thực hiện, tạo thành phong trào thi đua sổi nổi. Chỉ tính riêng trong vụ Hè -Thu năm nay, trên địa bàn xã đã chuyển đổi được 13 ha cây dưa chuột, 45 ha cà chua, 148 ha cây lạc... Trong đó, hai loại cây dưa chuột và cà chua tăng 20 ha so với năm 2023”.
Đến thôn Na Lình nơi đang được bà con tận dụng lợi thế để phát triển nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp. Anh Sân Sài Cáo, Trưởng thôn Na Lình cho biết: “Thôn có trên 70 hộ, gồm 3 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Nùng chiếm trên 98%. Nhận thấy lợi thế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên nhiều gia đình đã đầu tư thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và kế hoạch phát triển nông nghiệp hàng hóa của xã, huyện. Riêng gia đình tôi, từ năm 2020 đã chuyển đổi 1.000m2 đất ruộng trồng ngô sang trồng cây ớt ngọt cho hiệu quả kinh tế rõ rệt, năng suất cao, ớt ngọt bán ra thị trường có giá từ 20.000 đồng/kg trở lên, mỗi vụ thu về khoảng 40 triệu đồng”.
Anh Hạng Sào Chúng, thôn Nà Cho Cai, xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ chuyển đổi từ trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cà chua mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Viên Sự |
Còn gia đình anh Lù Thải Tráng, thôn Na Lình là một trong những hộ tiêu biểu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã. Anh Tráng chia sẻ: “Vụ Hè - Thu vừa qua, gia đình tôi đã chuyển đổi hơn 1 ha đất trồng ngô sang trồng cà chua và dưa chuột, được tiểu thương tới tận vườn để thu mua. Giá của dưa chuột trung bình từ 10.000 – 15.000 đồng/kg; giá cà chua từ 15.000 – 20.000 đồng/kg cho lợi ích kinh tế gấp nhiều lần so với trồng ngô”.
Chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã Nghĩa Thuận bước đầu đã phát huy hiệu quả. Xã đã tích cực phối hợp với các ngành chuyên môn khảo sát về điều kiện khí hậu, xét nghiệm mẫu đất, nguồn nước; tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật làm đất, chăm sóc, cấy ghép cây trồng tại vườn theo phương châm “cầm tay chỉ việc”; tổ chức tham quan học tập mô hình chuyển đổi cây trồng hiệu quả ở các địa phương khác. Tận dụng, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Theo thống kê của UBND xã Nghĩa Thuận, vụ Hè - Thu năm 2024 toàn xã đã chuyển đổi trên 200 ha đất trồng ngô sang trồng cà chua, dưa chuột, lạc...
Nhờ xác định rõ hướng đi và sự chủ động triển khai của cấp ủy, chính quyền xã, bà con đã tích cực vào cuộc, thay đổi cách nghĩ, cách làm, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây là cơ sở vững chắc để hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển KT - XH năm 2024 đặt ra. Qua đó, giúp người dân giảm nghèo bền vững và từng bước vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.
Nguồn: Khởi sắc trên vùng đất biên cương Nghĩa Thuận
Nguyễn Dịu
baohagiang.vn
- Khánh Hòa: Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng bền vững
- Hà Giang: Lan tỏa phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Tháo gỡ khó khăn trong bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể ở Nghệ An
- Hà Giang: Xóa nhà tạm để “An cư lạc nghiệp”
- Lâm Đồng: Cơ giới hóa sản xuất cần đồng bộ hơn
- Hà Giang: Khởi sắc trên vùng đất biên cương Nghĩa Thuận
-
Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia
-
Tiệm bánh Mizuki - Nơi chỉ có tình trong bánh
-
Vietsovpetro - Biểu tượng của tình hữu nghị tin cậy, bền vững
-
Xu hướng tiêu dùng của người Việt năm 2025
-
PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai
-
Vinamilk: Một thương hiệu quốc gia “đặc biệt” và “khác biệt”
-
Vinamilk trao tặng hơn 8,2 tỷ đồng hỗ trợ mổ tim và mắt cho bệnh nhân nghèo
-
Làng lụa Vạn Phúc hút khách trong Tuần Văn hóa-Du lịch
-
VCRIS 2024: Chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới nhất về mật mã và an toàn thông tin