Hơn 2 triệu thùng naphtha của Nga bị mắc kẹt trên biển
![]() |
![]() |
![]() |
Một nhà máy naphtha (ảnh minh họa). Ảnh Bloomberg |
Theo công ty tình báo thị trường Kpler, hơn 2 triệu thùng naphtha của Nga, nguyên liệu sản xuất nhựa, vẫn được giữ trên các tàu chở dầu trong hơn một tuần, một số ở vùng biển gần Oman, tính đến ngày 5/5. Con số này tăng so với mức trung bình hằng tuần - khoảng 790.000 thùng trong tháng 1 và tháng 2.
Các công ty hóa dầu ở Hàn Quốc - theo truyền thống là những người mua sản phẩm của Nga - hiện đang tránh nhập khẩu trực tiếp và bất kỳ hàng hóa nào có nguồn gốc không rõ ràng vì sợ Chính phủ giám sát, theo các thương nhân yêu cầu giấu tên hiểu biết về vấn đề này. Điều đó diễn ra sau khi Chính quyền nước này tiến hành một cuộc điều tra về nhập khẩu naphtha vào tháng 3.
Thị trường năng lượng toàn cầu - đối với dầu thô, khí đốt tự nhiên và các sản phẩm dầu mỏ - đã bị đảo lộn bởi cuộc xung đột vào đầu năm 2022, khi một số người mua tránh mua hàng, dòng chảy bị định tuyến lại và một loạt các lệnh trừng phạt và giới hạn giá của phương Tây đã làm tăng tính phức tạp của thị trường. Giống như hầu hết các nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu, Hàn Quốc và các nhà máy lọc dầu và sản xuất nhựa của nước này buộc phải thích nghi với thực trạng trên.
Trước cuộc xung đột ở Ukraine, Nga là nhà cung cấp naphtha hàng đầu cho Hàn Quốc. Theo dữ liệu của Kpler, mặc dù dòng chảy trực tiếp từ Nga đến nước này giảm dần sau khi xung đột bắt đầu, thì nhập khẩu của họ từ các quốc gia như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Malaysia, Singapore và Tunisia lại tăng lên. Tuy nhiên, vào tháng 3, Chính quyền Hàn Quốc đã tiến hành cuộc điều tra để kiểm tra xem liệu naphtha từ Nga có bị trà trộn vào đây hay không.
Theo Viktor Katona, nhà phân tích tại Kpler, kể từ đó, nhập khẩu của Hàn Quốc từ các nhà cung cấp ở Trung Đông - như Kuwait và Oman - đã tăng lên. Đồng thời, dòng naphtha của Nga sang Trung Quốc và Đài Loan đã tăng, Katona cho biết, lưu ý rằng các chuyến hàng từ Moscow chiếm hơn một nửa lượng nhập khẩu của Đài Loan trong tháng Tư.
Mặc dù các nhà máy lọc dầu và công ty hóa dầu của Hàn Quốc được phép nhập khẩu naphtha từ Moscow, tuy nhiên họ cần phải tuân thủ giới hạn giá của G7. Seoul không phải là thành viên của G-7 nhưng nước này ủng hộ các biện pháp mà nhóm này áp đặt nhằm trừng phạt Nga vì cuộc xung đột.
Nguồn: Hơn 2 triệu thùng naphtha của Nga bị mắc kẹt trên biển
Yến Anh
nangluongquocte.petrotimes.vn
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 5/7: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Yoo Ah In nhận 2 năm án treo
-
Hoàng Anh Gia Lai chốt người thay thế Dụng Quang Nho
-
Công Phượng có thầy mới ở giải hạng Nhất
-
Vì sao Indonesia bỏ Cup CLB Đông Nam Á?
-
Đỗ Mỹ Linh khoe ảnh con gái, biểu cảm của nhóc tỳ gây sốt mạng xã hội
- Kỷ nguyên AI sẽ làm bùng nổ nhu cầu năng lượng khu vực châu Á
- Ả Rập Xê-út có thể tăng giá dầu tháng 8 tại châu Á lên mức cao nhất trong 4 tháng
- Hoa Kỳ đấu giá khoan dầu khí ở Vịnh Mexico
- Phân tích hoạt động nhập khẩu dầu thô của châu Á nửa đầu 2025
- Vì sao các ngân hàng thế giới tăng mạnh tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch?
- Xung đột ở Trung Đông đẩy giá cước vận chuyển LNG đạt đỉnh
-
Vinamilk Green Farm - từ "resort cho bò" đến hộp sữa đạt chuẩn quốc tế
-
Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
-
Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ
-
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
-
Phim đua xe "F1" của Brad Pitt bứt tốc dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ
-
CLB Thép Xanh Nam Định lên tiếng về tin đồn đổi tên
-
Vinamilk là thương hiệu duy nhất Việt Nam sở hữu 2 cúp Quán quân tại giải thưởng lớn của ngành sữa thế giới
-
Hà Giang: Mỗi cột mốc là một trang viết không quên
-
PVTrans và BSR tổ chức hội thảo về công tác phối hợp bốc dầu và khai thác tàu trong mùa thời tiết xấu