Lâm Đồng: Đưa cà phê vượt biên giới
Anh Đào Thanh Toàn đang kiểm tra hạt cà phê sau khi tách màu |
Công ty TNHH De Red, một thương hiệu cà phê quen thuộc của đất núi Bảo Lộc đang chuẩn bị máy móc để bước vào vụ thu hoạch cà phê cuối năm. Anh Đào Thanh Toàn, Giám đốc trẻ của De Red cho biết, công ty hầu như chuyên sản xuất cà phê nhân xanh với mục tiêu xuất khẩu. Với cả dòng Arabica Đà Lạt và dòng Robusta truyền thống Bảo Lộc, De Red đang đưa các mặt hàng cà phê hạt rang, cà phê nhân xanh và cà phê bột ra thị trường xuất khẩu cũng như thị trường nội địa.
Anh Đào Thanh Toàn cho biết, mỗi năm De Red sản xuất khoảng 10 ngàn tấn cà phê tươi, xấp xỉ 2.500 tấn khô. Trong đó, có cà phê bột 36 tấn, còn lại là nhân xanh xuất khẩu. Thị trường chủ yếu của De Red là Nga, một thị trường còn khá lạ lẫm với cà phê Việt. Anh Đào Thanh Toàn nhận xét, thị trường Nga rất phù hợp với cà phê Việt Nam bởi nhu cầu của người dân Nga với cà phê là rất cao, kinh tế Nga cũng đủ để người dân tiêu thụ lượng cà phê lớn. Mức độ yêu cầu, các hàng rào thuế quan, hàng rào kĩ thuật của Nga cũng phù hợp với khả năng của cà phê Việt. Vì vậy, De Red đã xuất khẩu sang Nga từ nhiều năm nay, trong đó có cả việc liên kết nhà nhà rang xay của Nga để phân phối online khắp nước Nga trên các sàn thương mại điện tử. Anh Đào Thanh Toàn cũng chia sẻ thêm, từ khi nổ ra chiến tranh, thị trường xuất khẩu sang Nga có nhiều khó khăn về mặt thanh toán, dẫn đến De Red cà phê đang phải tìm thêm nhiều hướng đi mới.
“Trung Quốc cũng là một thị trường rất tiềm năng với cà phê Việt. Người Trung Quốc xưa nay thường sử dụng trà làm thức uống truyền thống. Tuy nhiên, giới trẻ Trung Quốc hiện tại đã bắt đầu làm quen với hạt cà phê, trong đó có cà phê rang xay Việt Nam. Chúng tôi đã bắt đầu tìm được một số bạn hàng Trung Quốc quan tâm đến cà phê Lâm Đồng. Nếu thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc, đây sẽ là tương lai của De Red cà phê nói riêng và ngành cà phê Việt nói chung”, Anh Đào Thanh Toàn nhận xét.
Với tương lai rộng mở cho hạt cà phê, yêu cầu đặt ra với người nông dân cũng như doanh nghiệp cà phê Việt là đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Theo anh Đào Thanh Toàn, với diện tích trồng cà phê lớn, sản lượng cà phê Việt có thể đáp ứng được nhu cầu tại các thị trường trên khắp thế giới. Nhất là, cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp, các nhà rang xay lớn và ngành Nông nghiệp, nông dân Lâm Đồng đã bắt đầu áp dụng các chứng chỉ cho sản xuất cà phê an toàn, cà phê hữu cơ. Diện tích cà phê đạt chứng nhận 4C, Rainforest… ngày càng mở rộng, mang lại tín nhiệm cho hạt cà phê Việt Nam. Vấn đề với các doanh nghiệp là đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hạt cà phê sau thu hoạch.
Anh Đào Thanh Toàn chia sẻ, để xuất khẩu cà phê, De Red phải thay đổi công nghệ, mua thêm nhiều máy móc để phục vụ sản xuất. Anh cho biết, nhằm đảm bảo hạt cà phê đều size, đều màu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, công ty đầu tư máy tách màu. Sau rang, hạt cà phê không đều màu, máy tách các màu riêng để đảm bảo độ đồng đều của các loại cà phê. Không chỉ tách màu sau rang, công ty còn liên kết với doanh nghiệp có hệ thống máy bắn màu tươi, bắn màu cho cà phê tươi ngay sau thu hoạch, giúp phân loại trái chín đỏ để đưa vào sản xuất. Các loại máy tách đá sau rang, giúp hạt cà phê sạch tạp chất, máy tách size hạt, máy rang… đều được đổi mới công nghệ, máy móc tự động, xong mẻ sản xuất là tự vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho hạt cà phê. Anh Đào Thanh Toàn cũng cho biết, dàn máy móc tự động có thể điều khiển từ xa qua smartphone, luôn đảm bảo thời gian cũng như quy trình chuẩn nhất, giúp hạt cà phê đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng.
Không chỉ có sản phẩm cà phê rang xay, cà phê nhân xanh, De Red còn chế biến thêm các sản phẩm từ cà phê như trà từ vỏ cà phê chín, nước trái cây lên men từ trái chín đỏ… Đây đều là các sản phẩm phụ từ trái cà phê và bắt đầu được thị trường đón nhận.
Với mục tiêu đưa hạt cà phê tới thị trường rộng lớn hơn, De Red đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các cơ quan chức năng. Bà Cao Thị Thanh - Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, Sở đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến nông sản trong tỉnh nhiều loại máy móc theo phương thức cho vay không tính lãi. Việc tiếp cận thêm nguồn hỗ trợ từ nhà nước đã động viên doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, cải thiện quy trình sản xuất, cải tiến máy móc, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, đáp ứng được nhu cầu đưa nông sản Lâm Đồng xuất ngoại.
Nguồn: Đưa cà phê vượt biên giới
Diệp Quỳnh
baolamdong.vn
- Truyền dạy Nghệ thuật làm gốm truyền thống cho người Chăm làng Bàu Trúc
- Hà Giang: Nỗ lực tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ
- Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội golf Việt Nam - Nha Trang 2024
- Lâm Đồng: Sân khấu Festival Hoa Đà Lạt thiết kế hiện đại, đẹp và an toàn
- Hà Giang: Lá cờ đầu của ngành Giáo dục Vị Xuyên
-
Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia
-
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
-
Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
-
Vietsovpetro - Biểu tượng của tình hữu nghị tin cậy, bền vững
-
Imagine Dragons 'gây bão mạng' khi xác nhận lưu diễn Việt Nam
-
Vinamilk: Một thương hiệu quốc gia “đặc biệt” và “khác biệt”
-
Vinamilk trao tặng hơn 8,2 tỷ đồng hỗ trợ mổ tim và mắt cho bệnh nhân nghèo
-
Xu hướng tiêu dùng của người Việt năm 2025
-
VCRIS 2024: Chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới nhất về mật mã và an toàn thông tin