Lưu giữ những sắc màu riêng trên vùng đất Bình Thuận
Trình diễn trang phục truyền thống các DTTS của tỉnh Bình Thuận |
Trong tháng 12/2024, lần đầu tiên tỉnh Bình Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa các DTTS và miền núi, thu hút gần 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ 7 huyện trong tỉnh tham dự. Ngày hội đã mang đến cho người dân và du khách những màn trình diễn trang phục truyền thống đa sắc màu của các dân tộc Chăm, Cơ Ho, Raglay, Hoa… Trong phần trình diễn các tiết mục nghệ thuật, biểu diễn dân ca, dân vũ, các nghệ nhân, diễn viên đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình, tạo dấu ấn đặc sắc, độc đáo cho mỗi tiết mục biểu diễn.
Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận nhận xét, trang phục truyền thống của các DTTS ở Bình Thuận rất mộc mạc, đậm chất dân tộc gắn với điều kiện tự nhiên nơi nó được sản sinh ra. Đó không chỉ phản ánh văn hóa của cộng đồng, mà còn lưu giữ những sắc thái lịch sử, văn hóa qua quá trình tồn tại và phát triển của từng tộc người. Do đó, việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn tỉnh gắn với hoạt động phát triển du lịch trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay là vô cùng cần thiết.
Đồng bào dân tộc Chăm tại tỉnh Bình Thuận hiện vẫn bảo tồn khá tốt trang phục truyền thống của DTTS. Trang phục Chăm gắn liền với tín ngưỡng, những điều kiêng cữ và cấm kỵ. Vì vậy, trong dịp lễ hội không chỉ có các vị chức sắc đạo giáo và đàn ông lớn tuổi mà giới trẻ dân tộc Chăm đa số đều khoác trên mình bộ trang phục truyền thống
Đồng bào Cơ Ho (Bình Thuận) trong trang phục truyền thống tái hiện lễ hội qua sân khấu hóa |
Đối với các dân tộc Raglay, Cơ Ho, Chơ Ro… hiện nay, trang phục truyền thống không còn được người dân sử dụng phổ biến trong đời sống, sinh hoạt thường ngày mà chỉ mặc trong các dịp lễ, Tết, cưới xin... Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Lâm Tấn Bình, nguyên Giám đốc Trung tâm Trưng bày Văn hoá Chăm tỉnh Bình Thuận dẫn chứng, tại Ngày hội Văn hoá Thể thao 4 xã miền núi huyện Bắc Bình năm 2024 được tổ chức tại xã Phan Điền, các cháu nam, nữ thanh niên dân tộc Raglay về dự, ăn Tết Đầu lúa truyền thống nhưng hầu như không thấy bạn trẻ nào mặc trang phục dân tộc. Đây là điều hết sức trăn trở về ý thức bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống trong giới trẻ, không chỉ ở dân tộc Raglay mà cả nhiều dân tộc khác.
Theo NNƯT Lâm Tấn Bình, bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của đồng bào DTTS trước hết phải được bảo tồn ngay từ cái gốc của chủ thể văn hóa đó. Nghĩa là chính bản thân đồng bào DTTS đều phải tự có ý thức, trách nhiệm gìn giữ, phát huy, giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc cho con cháu trong gia đình, dòng tộc mình.
Đối với các ngành chức năng như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Dân tộc, Sở Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu đề xuất với Tỉnh uỷ và UBND tỉnh ban hành những cơ chế, chính sách, những chương trình, đề án, hoạt động cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá nói chung và trang phục truyền thống của đồng bào DTTS trong tỉnh nói riêng.
Trang phục của phụ nữ Chăm trong lễ hội |
Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của đồng bào DTTS trước hết phải được bảo tồn ngay từ cái gốc của chủ thể văn hóa đó. Nghĩa là chính bản thân những người đồng bào DTTS phải tự có ý thức, trách nhiệm gìn giữ, phát huy, giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc mình cho con cháu trong gia đình, dòng tộc mình”. NNƯT Lâm Tấn Bìnhnguyên Giám đốc Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm tỉnh Bình Thuận |
Đặc biệt là triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, ngoài việc tổ chức Ngày hội Văn hoá Thể thao các dân tộc tỉnh Bình Thuận, các ngành chức năng của tỉnh nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi trình diễn thời trang các DTTS; các cuộc giao lưu văn hóa giữa các DTTS trên địa bàn tỉnh. Khai thác, phát huy trang phục dân tộc tại các khu du lịch, điểm du lịch, các di tích lịch sử văn hóa… Hỗ trợ các nghệ nhân, làng nghề dệt trang phục truyền thống để tạo thành các sản phẩm hàng hóa phục vụ khách du lịch.
Nguồn: Lưu giữ những sắc màu riêng trên vùng đất Bình Thuận
Thái Tuyên - Ngọc Ánh
baodantoc.vn
-
Kinh tế Việt Nam: 40 năm Đổi mới và kỷ nguyên vươn mình
-
Những lời chúc Tết Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa
-
PVCFC mang tết yêu thương đến bà con nghèo qua chương trình “Tết ấm no – Mùa sung túc”
-
PVCFC và sứ mệnh hoàn thiện bộ sản phẩm dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng
-
Năm 2025 nên đầu tư vào lĩnh vực nào để sinh lời cao?
-
Du lịch đêm "lên ngôi" trong năm 2025
-
Hôn nhân của Tóc Tiên - Hoàng Touliver sau 5 năm cưới
-
Dương Quốc Hưng bối rối khi ngày Tết được hỏi “bao giờ lấy vợ”
-
Tổ ấm hạnh phúc của Thảo Trang và chồng kém 8 tuổi