Tây Ninh:

Những “chiến sĩ” thầm lặng chống dịch Covid-19: Kỳ 1- Nhiệm vụ từ “trái tim” đến “trái tim”

12:46 | 07/08/2021

|
Cùng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, y tá, an ninh, quân sự… nhiều giáo viên trên địa bàn huyện xung phong tham gia đội hình truy vết, hậu cần trong “trận chiến” chống lại dịch bệnh.

Khi dịch bệnh lần thứ tư xuất hiện tại Tây Ninh, huyện Dương Minh Châu trở thành tâm dịch của cả tỉnh với số ca nhiễm Covid-19 cao nhất. Cùng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, y tá, an ninh, quân sự… nhiều giáo viên trên địa bàn huyện xung phong tham gia đội hình truy vết, hậu cần trong “trận chiến” chống lại dịch bệnh.

undefined
Thầy Khôi mặc đồ bảo hộ chuẩn bị tham gia công tác khoanh vùng, truy vết

“Hậu phương vững thì tiền tuyến mới mạnh”

Từ ngày 15.7, khi huyện Dương Minh Châu thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chưa ngày nào bếp ăn của Trường mẫu giáo xã Phan ngưng đỏ lửa. Mỗi người một việc, ai nấy đều mong muốn góp sức cùng chính quyền và cộng đồng thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Mỗi ngày, giáo viên của các trường mẫu giáo, trường tiểu học và trung học cơ sở xã Phan cùng chuẩn bị hàng trăm suất ăn cho cán bộ, chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch, giúp họ có được bữa ăn dinh dưỡng, bảo đảm sức khoẻ.

Cô Nguyễn Trần Như Ái- Hiệu trưởng Trường mầm non xã Phan cho biết, ban đầu, mỗi ngày các cô chỉ nấu từ 50-60 suất ăn. Nhưng sau đó, số ca nhiễm ngày càng tăng, lực lượng tham gia chống dịch cũng tăng lên, mỗi ngày các cô phục vụ gần 100 suất ăn.

“Cực cũng có cực, vì nấu ăn không phải cô giáo nào cũng biết, mà phải nấu với số lượng nhiều. Dù vậy, chúng tôi rất vui vì có thể đóng góp cho công tác phòng, chống dịch của địa phương”- cô Ái chia sẻ.

undefined
Các cô giáo chuẩn bị suất ăn cho lực lượng chống dịch.

Cô Phạm Thị Cẩm Tú, giáo viên Trường tiểu học và trung học cơ sở xã Phan cho biết, cô và các đồng nghiệp chia nhau làm công tác hậu cần cho lực lượng chống dịch từ ngày 15.7. "Trường có phân công nữ giáo viên làm công tác hậu cần, nam giáo viên tham gia vào lực lượng truy vết, cùng góp sức để phòng, chống dịch”.

Cô Lê Thị Hồng Thêm, giáo viên Trường tiểu học và trung học cơ sở xã Phan chia sẻ, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhà có con nhỏ nNhững “chiến sĩ” thầm lặng chống dịch Covid-19: Kỳ 1- Nhiệm vụ từ “trái tim” đến “trái tim”ên cô lại càng lo lắng hơn. Nhưng khi được phân công nhiệm vụ hỗ trợ công tác phòng chống dịch là cô sẵn sàng lên đường, vì “hậu phương có vững thì tiền tuyến mới mạnh. Được góp một phần sức lực vào công cuộc chống dịch với mọi người, tôi thấy mùa hè này thật ý nghĩa”- cô Thêm nói.

undefined

Không chỉ có các cô giáo, nhiều thầy giáo sau khi hoàn thành công việc truy vết hoặc chưa đến ngày làm nhiệm vụ cũng nhanh chóng đến bếp phụ giúp các cô sơ chế, phân chia suất ăn, kịp thời chuyển đến cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ở tuyến đầu.

Xung phong tham gia đội hình truy vết

Mặc dù không phải lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhưng khi dịch bùng phát, không ít giáo viên trên địa bàn huyện Dương Minh Châu đăng ký tham gia vào đội hình khoanh vùng, truy vết.

Chúng tôi đến xã Suối Đá một ngày cuối tháng 7, vào thời điểm thầy Lương Văn Khôi cùng các tình nguyện viên, cán bộ y tế chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ khoanh vùng, truy vết những ca nghi nhiễm Covid-19 trên địa bàn xã. Thầy Khôi chia sẻ, từ khi dịch bùng phát ở xã Suối Đá là thầy đăng ký tham gia vào đội hình hỗ trợ truy vết ở địa phương.

Không chỉ có thầy Khôi mà hàng chục giáo viên khác cùng tình nguyện tham gia vào đội hình khoanh vùng, truy vết hay phục vụ công việc tại các khu vực xét nghiệm nhanh. Thầy Nguyễn Văn Chúc, giáo viên Trường tiểu học Thị trấn B cho biết, kết thúc đợt tình nguyện đầu tiên, thầy tiếp tục đăng ký vào đội ngũ khoanh vùng, truy vết ca nghi nhiễm trong cộng đồng. Là giáo viên nên thầy không gặp nhiều khó khăn trong vận động, tuyên truyền khai báo y tế, giúp người dân hiểu và hợp tác, chung tay phòng, chống dịch cùng cộng đồng.

Thầy Chúc chia sẻ: “Khi chưa tham gia, tôi có chút lo lắng vì phải tiếp xúc với ca nghi nhiễm. Sau này, khi tham gia công tác khoanh vùng, truy vết, tôi và các tình nguyện viên được cán bộ Y tế hướng dẫn cách lấy mẫu, cách sử dụng khẩu trang, bảo hộ đúng cách nên yên tâm làm việc.

Mỗi đợt khoanh vùng, truy vết của chúng tôi thường kéo dài từ 4-6 tiếng. Có những ngày nắng gắt, bộ đồ bảo hộ càng làm tăng sức nóng, có tình nguyện viên đuối sức, nhưng chúng tôi động viên nhau không bỏ cuộc, quyết tâm cùng địa phương hoàn thành tốt công việc”.

“Thời điểm này, giáo viên chúng tôi đang vào kỳ nghỉ hè nên nhàn rỗi. Để kỳ nghỉ hè trôi qua thật ý nghĩa, chúng tôi xung phong góp một phần sức lực cho công tác chống dịch. Tôi nghĩ, mỗi người một tay, đồng lòng, chung sức thì dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi”.

Nguồn: Những “chiến sĩ” thầm lặng chống dịch Covid-19: Kỳ 1- Nhiệm vụ từ “trái tim” đến “trái tim”

Vũ Nguyệt

Báo Tây Ninh