Ông Trịnh Văn Quyết "phù phép" ra sao để nắm giữ cổ phiếu trị giá 230 tỷ?
Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt và tình huống thêm những cái tên bị réo gọi |
Cổ phiếu liên quan ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục bị bán tháo |
Theo đó, từ tháng 06/2014, ông Tài là lái xe riêng cho ông Trịnh Văn Quyết, dù không bỏ tiền mua cổ phần và góp vốn vào Công ty Faros, nhưng theo yêu cầu của em gái ông Trịnh Văn Quyết là bà Trịnh Minh Huế, ngày 19/05/2015, ông Tài đã ký 02 hợp đồng khống nhận chuyển nhượng 2 triệu cổ phần của Nguyễn Văn Mạnh và Trịnh Văn Đại tại Công ty Faros, tương đương 20 tỷ đồng.
Từ ngày 27/05/2015 - 01/12/2015, với danh nghĩa cá nhân, ông Tài ký 10/14 chứng từ với giá trị 302 tỷ đồng/261 tỷ đồng (có 4 giấy nộp tiền mặt giá trị 59 tỷ đồng mang tên Tài nhưng không phải do ông Tài ký) để bà Huế dùng danh nghĩa ông Tài thực hiện các giao dịch nộp tiền, chuyển tiền vào, rút tiền quay vòng góp vốn.
Việc này làm tăng giá trị vốn góp của ông Trương Văn Tài từ 20 tỷ đồng, tương đương 2 triệu cổ phiếu lên 230 tỷ đồng, tương ứng 23 triệu cổ phần trong lần tăng vốn thứ hai, thứ ba, khiến vốn điều lệ của Công ty Faros tăng từ 225 tỷ đồng lên 3.037,5 tỷ đồng.
Trước khi Công ty Faros được niêm yết, ngày 28/01/2016, theo yêu cầu của bà Huế, ông Trương Văn Tài ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trả lại 23 triệu cổ phần cho bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ ông Quyết). Kết quả điều tra bổ sung cho thấy, thực tế ông Tài không được nhận tiền.
Ông Trịnh Văn Quyết |
Ở diễn biến khác, vốn là bạn cùng quê với ông Trịnh Văn Quyết, từ năm 2010, ông Nguyễn Thanh Bình (SN 1975) được bố trí ngồi vào nhiều vị trí như: Thành viên HĐQT, phụ trách công bố thông tin của Công ty CP Tập đoàn FLC, kiêm Phó TGĐ Công ty CP Đầu tư và thương mại KLF (từ năm 2012- 2018); Chủ tịch HĐQT 04 công ty. Từ 16/04/2016- 05/05/2017, ông Bình là thành viên HĐQT Công ty Faros; Chủ tịch Công ty RTS từ ngày 21/06/2014- 21/03/2016.
Được bạn giao giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty RTS nhưng ông Bình không hề điều hành hoạt động của công ty. Dù không biết số vốn điều lệ thực góp của các cổ đông là bao nhiêu, nhưng theo chỉ đạo của ông Trịnh Văn Quyết, với danh nghĩa là Chủ tịch HĐQT Công ty RTS, ông Bình vẫn ký biên bản, nghị quyết thông qua chủ trương chuyển nhượng 80 triệu cổ phần của các cổ đông Công ty RTS với số tiền 800 tỷ đồng (thực chất chỉ có 400 tỷ đồng vốn thực góp) cho Công ty Faros. Việc này làm tăng vốn điều lệ của Faros từ 3.500 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.
Trong lần tăng vốn thứ ba, theo chỉ đạo của ông Quyết và bà Huế, tháng 9/2015, với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Công ty KLF, ông Bình ký 1 giấy rút tiền mặt, rút hơn 5 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty KLF để bà Huế nộp vào tài khoản mang tên Trịnh Văn Đại để quay vòng góp vốn khống vào Công ty Faros…
Ngày 18/11/2015, sau khi bà Huế sử dụng danh nghĩa Nguyễn Văn Mạnh chuyển 92,35 tỷ đồng góp vốn vào Faros, bà Huế tiếp tục rút tiền ra khỏi Công ty Faros bằng cách chuyển khoản 92 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty CP Đầu tư tài chính và quản lý tài sản Magnus Capital (tên cũ của Công ty RTS).
Sau đó, với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Công ty Magnus Capital, ông Bình còn ký 3 ủy nhiệm chi chuyển tiếp 127,35 tỷ đồng sang tài khoản của Công ty FLC Land để bà Huế tiếp tục chuyển tiền sang Công ty Huy Hoàng, sau đó rút tiền mặt nộp vào tài khoản của Mạnh để tiếp tục quay vòng lần 2 góp vốn vào Công ty Faros, giúp nâng khống vốn góp của Mạnh tại Faros.
Theo kết luận điều tra, nhằm hợp thức hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros, tháng 04/2016, ông Bình đứng tên hộ là cổ đông góp vốn vào Công ty Faros bằng hình thức ký hợp đồng (do bà Huế soạn sẵn) mua lại 50.000 cổ phần với giá trị 500 triệu đồng từ bà Đặng Thị Hồng (ông Bình không thanh toán tiền). Ông Bình còn ký cam kết nắm giữ cổ phiếu ngày 11/07/2016 để bà Huế lập danh sách cổ đông làm hồ sơ đề nghị niêm yết.
Từ tháng 02/2016 - 03/2021, với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Công ty RTS, Công ty FLC Quy Nhơn và Công ty KLF, dù không điều hành hoạt động công ty, không có thỏa thuận giao dịch kinh tế, nhưng ông Bình vẫn ký 18 ủy nhiệm chi khống chuyển 582,06 tỷ đồng đến Công ty SCO, Công ty Faros, Công ty Huy Hoàng và Công ty FLC Land để bà Huế sử dụng tạo dòng tiền chạy qua tài khoản của các công ty hạch toán kế toán hợp thức, che giấu việc góp vốn và sử dụng vốn góp khống tại Công ty Faros.
Theo CQĐT, ông Bình đã được ông Quyết cho 66.000 cổ phiếu và ông Bình đã bán toàn bộ số cổ phiếu trên, thu về hơn 2,6 tỷ đồng.
Nguồn: Ông Trịnh Văn Quyết "phù phép" ra sao để nắm giữ cổ phiếu trị giá 230 tỷ?
Đức Anh
thuonghieucongluan.com.vn
- 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024
- 8 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- Cổ phiếu BSR của CTCP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn ngược dòng tăng mạnh
- Tỷ giá hạ nhiệt, vì sao chứng khoán Việt chưa thể bứt phá?
- Cẩn trọng trước chào mời tham gia diễn đàn, hội nhóm đầu tư chứng khoán
- Vinamilk sắp chi 4.900 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông, ai nhận nhiều nhất?
- Từ 1/10, giao dịch chứng khoán online phải có CCCD gắn chip
- Doanh thu cán mốc kỷ lục, cổ phiếu VNM “nổi sóng”
- Gần 74.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS chờ đáo hạn từ nay đến cuối năm
- HNX công bố 69 mã chứng khoán bị cắt margin trong quý II/2024
- Chứng khoán Mỹ “đỏ lửa” trước báo cáo việc làm, giá dầu bứt phá qua 90 USD/thùng
-
Dự báo thời tiết ngày mai (23/1): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng trời rét, trưa chiều nắng; Tây Nguyên nhiệt độ thấp nhất 13-16 độ C
-
Dự báo thời tiết ngày mai (24/1): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa nhỏ vài nơi, sáng trời rét, sương mù nhẹ; phía Nam ngày nắng
-
Văn Mai Hương khoe xương quai xanh sau hành trình giảm cân
-
Sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168, vi phạm đã giảm rõ rệt
-
Nhan sắc gợi cảm của nữ nghệ sĩ giàu nhất thế giới
-
Du lịch mùa Đông ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn
-
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
-
Cơ hội nào để đội tuyển Việt Nam trở lại Top 100 FIFA?
-
Diễn viên Hoàng Yến thân thiết với ca sĩ Huy Cường