Pháp huy động thêm 7 tỷ euro để chuyển dịch năng lượng
![]() |
![]() |
![]() |
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne |
“Nhà nước sẽ hành động, vì từ năm sau, chúng tôi sẽ đóng góp thêm 5 tỷ euro cho kế hoạch, vượt quá 2 tỷ so với dự định ban đầu. Như vậy, vào năm 2024, chúng tôi sẽ có thêm 7 tỷ euro so với năm 2023 để tài trợ vào cho quá trình chuyển đổi sinh thái", trích lời tuyên bố của bà Elisabeth Borne.
Vào cuối năm 2023, chính phủ sẽ huy động 2 tỷ euro cho Quỹ Xanh của Pháp, nhằm hỗ trợ những dự án sinh thái tại những chính quyền địa phương.
Theo Thủ tướng Pháp, trong ngân sách năm 2023, những khoản đầu tư vào khí hậu của Pháp chiếm khoảng 25 tỷ euro.
Bà nói thêm: “Đây là khoản đầu tư chưa từng thấy của nhà nước, được sử dụng vào việc tài trợ cho hoạt động cải tiến trong ngành năng lượng, giao thông công cộng, năng lượng tái tạo và chuyển đổi nông nghiệp”.
Mặt khác, bà không nêu rõ về nguồn vốn đầu tư. Dù vậy, chủ đề này sẽ được nhắc trở lại trong giai đoạn soạn thảo Dự luật tài chính năm 2024.
Bà cho biết thêm: “Điều đó không có nghĩa là chính phủ cần bổ sung 7 tỷ euro tiền thuế. Trái lại, con số này là khoản tiết kiệm có được từ việc cắt giảm chi tiêu dự kiến. Đây là tiền mới, và ta sẽ tạo ra nhiều hơn nữa, vì số tiền này sẽ được sử dụng trong những dự án có sự tham gia đóng góp tài trợ thường lệ từ cộng đồng”.
Mục tiêu của Pháp là đến năm 2030, Pháp giảm được 50% lượng khí thải so với mức của năm 1990, theo khuôn khổ những mục tiêu khí hậu mới của Liên minh châu Âu. Vào năm 2022, Pháp đã tiến gần đến mức giảm 25%.
Để đạt được mục tiêu, vào ngày 22/5, Thủ tướng Pháp đã trình bày chương đầu tiên trong kế hoạch do ban thư ký quy hoạch sinh thái soạn thảo. Chương này trình bày chi tiết những mục tiêu giảm thiểu, được định lượng cho từng lĩnh vực lớn của nền kinh tế Pháp.
Chương đầu tiên trong kế hoạch đã nhận được nhiều khen ngợi vì tính chất mới lạ và đầy tham vọng của nó, nhưng lại bị chỉ trích vì không có chỉ dẫn về tài chính - một trong những trở ngại hàng đầu.
Theo báo cáo Pisani-Ferry-Mahrouz, từ nay cho đến năm 2030, Pháp cần khoản đầu tư bổ sung là 60 tỷ euro/năm, một nửa trong số đó sẽ là công quỹ.
Về vấn đề này, bà Elisabeth Borne nói: “Ngày nay, Pháp đầu tư đến 120 tỷ euro/năm. Đây là số tiền kết hợp từ lĩnh vực công và tư nhân, tức là nhà nước, chính quyền địa phương, công ty và hộ gia đình, cho những hoạt động trong lĩnh vực giao thông, xây dựng, công nghiệp, năng lượng”.
Nguồn:Pháp huy động thêm 7 tỷ euro để chuyển dịch năng lượngNgọc Duyên
nangluongquocte.petrotimes.vn
- Thị trường dầu mỏ thắt chặt bất chấp nguồn cung gia tăng
- Châu Âu đã sẵn sàng cho nhu cầu khí đốt tăng cao?
- Aramco nỗ lực mở rộng sang thị trường LNG toàn cầu
- Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt
- Phân tích triển vọng thị trường hydro xanh toàn cầu đến năm 2031
- OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng trong tháng 8
- Trung Quốc tăng mức hoàn thuế nhập khẩu dầu nhiên liệu cho giới lọc dầu
- Nhiên liệu từ Đông Bắc Á đổ mạnh vào châu Âu
- Kỷ nguyên AI sẽ làm bùng nổ nhu cầu năng lượng khu vực châu Á
- Ả Rập Xê-út có thể tăng giá dầu tháng 8 tại châu Á lên mức cao nhất trong 4 tháng
- Hoa Kỳ đấu giá khoan dầu khí ở Vịnh Mexico
-
Bỏ room tín dụng – Cơ hội và thách thức song hành đối với các ngân hàng
-
Khánh Hòa: Khu nghỉ dưỡng Alma ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật tại nhà hát ngoài trời
-
Sự thật về vụ tranh chấp hầm xe tòa nhà chung cư ở Hà Nội
-
Ra mắt tổ hợp Viện Tầm Nhìn Mới & Học viện Quốc tế FABIA: Cột mốc mới kết nối tri thức, công nghệ và sắc đẹp
-
Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học
-
Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt
-
Vòng Bán kết “The Charming Beauty – Duyên dáng sắc hương xứ Trà 2025”: Căng thẳng, kịch tính và đầy cảm xúc!
-
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025
-
Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi găm hàng đội giá, thao túng giá