Pháp tăng cường xây dựng lò phản ứng hạt nhân
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Tổng thống Emmanuel Macron đã nói rằng Pháp có thể xây dựng tới 14 lò phản ứng mới vào năm 2050, như một phần trong kế hoạch trung hòa carbon của đất nước vào giữa thế kỷ này. Thời hạn quyết định sẽ vào cuối năm 2026, sẽ chỉ vài tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo. Thông tin này được công bố trong một tài liệu của chính phủ hôm thứ Tư 22/11.
Phần lớn trong chiến lược năng lượng và khí hậu của Pháp trong những tháng gần đây đều có tính đến mục tiêu của châu Âu là tăng tốc độ phát thải ròng bằng 0. Cùng với việc tăng gấp đôi năng lượng hạt nhân, Pháp sẽ đẩy nhanh việc triển khai năng lượng sạch và nhiên liệu tái tạo, đồng thời đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong gia đình, văn phòng và nhà máy.
Ông Macron đang thúc đẩy xây dựng thêm nhiều nhà máy hạt nhân mới và kéo dài tuổi thọ của những nhà máy hiện có, để giúp đáp ứng nhu cầu điện khi nền kinh tế chuyển dần khỏi nhiên liệu hóa thạch. Chính phủ đã mua lại các cổ đông thiểu số của Electricite de France SA, công ty đã gặp khó khăn trong những năm gần đây với những khiếm khuyết ở các lò phản ứng cũ kỹ, cũng như chi phí xây dựng vượt mức tại các dự án hạt nhân mới ở Pháp và Anh.
Bộ trưởng Chuyển đổi Năng lượng Agnes Pannier-Runacher cho biết trong một cuộc phỏng vấn đăng trên trang web của Le Monde ngày 21/11: “Chúng tôi sẽ có cái nhìn chính xác hơn về tốc độ triển khai” của từng loại năng lượng vào cuối năm 2026, đồng thời đánh giá chi phí và lợi ích của các dự án hạt nhân mới.
Bà nói, đến lúc đó, Tập đoàn Điện lực EDF sẽ bổ sung thêm lò phản ứng thứ 57 – ở Flamanville – vào lưới điện và sẽ tiến hành kế hoạch bổ sung thêm nhiều cơ sở hạt nhân ở cả trong nước và ở Anh.
Tài liệu của chính phủ cho thấy EDF dự kiến sẽ đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng cho sáu lò phản ứng quy mô lớn mới đầu tiên vào cuối năm 2024, với mục tiêu đưa chúng đi vào hoạt động trong khoảng thời gian từ năm 2035 đến năm 2042. Pháp đang xem xét một số lựa chọn tài chính, trong đó có đầu tư trực tiếp của nhà nước và tài trợ tư nhân.
Theo tài liệu trên, gã khổng lồ hạt nhân này đặt mục tiêu bắt đầu xây dựng một lò phản ứng mô-đun nhỏ từ năm 2030. Chính phủ cũng sẽ khuyến khích phát triển các loại lò phản ứng nhỏ cải tiến.
Các mục tiêu chính trong chiến lược năng lượng và khí hậu của Pháp bao gồm:
- Giảm mức tiêu thụ năng lượng từ 40% đến 50% vào năm 2050.
- Cắt tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch trong mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng xuống còn 29% vào năm 2035 từ mức 58% vào năm 2021.
- Tăng sản lượng điện thêm 10% vào năm 2030 so với mức của năm 2021 và thêm 55% vào năm 2050.
- Tăng gấp đôi sản lượng nhiệt carbon thấp vào năm 2035.
Nguồn:Pháp tăng cường xây dựng lò phản ứng hạt nhân
Yến Anh
nangluongquocte.petrotimes.vn
- Phân tích dự báo nhu cầu khí đốt của Đông Nam Á trước năm 2050
- Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt đỉnh sớm hơn dự kiến
- Bản tin Năng lượng xanh: Equinor cho biết có thể mất hàng tỷ đô la do chính sách siết chặt năng lượng gió của Tổng thống Trump
- Nga hạ dự báo doanh thu năng lượng khi giá dầu lao dốc
- Trung Quốc gia hạn lệnh đình chỉ nhập khẩu LNG của Mỹ
- Bản tin Năng lượng xanh: Nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn RWE đã dừng các dự án tại Mỹ
-
Hang Rái – Khúc giao hòa kỳ ảo giữa đá và sóng
-
Hà Giang vào top 44 địa điểm đẹp nhất thế giới
-
PVCFC duy trì nền tảng tài chính ổn định, đạt kết quả khả quan trong quý I/2025
-
Ngắm biển Đồng Châu “ảo diệu” trong ánh bình minh
-
Hàng trăm doanh nghiệp "đổ bộ" Triển lãm Kho vận và Tự động hóa Việt Nam
-
F88 chính thức trở thành công ty đại chúng
-
Lâm Đồng: "Lát gạch xanh" trên bản đồ cà phê bền vững
-
Vinamilk – điểm tựa đáng tin cậy của hàng triệu gia đình Việt
-
HLV Vũ Hồng Việt nói về cuộc đua vô địch V-League