"Thư từ Roma": Bài 3 - Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”

15:10 | 20/11/2024

|
Bài 3 trong loạt bài "U50 đi du học" của tác giả Tô Phương Thủy – Phóng viên thường trú của Tạp chí Công dân và Khuyến học tại Châu Âu - Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”.
"Thư từ Roma": Bài 2 - Đi học tuổi 50
“Thư từ Roma”: Loạt bài Khủng hoảng “sắc tộc Ý”“Thư từ Roma”: Loạt bài Khủng hoảng “sắc tộc Ý”

Du học tại Ý- "Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome"

Khi biết tôi lựa chọn đi du học tại Ý khi sự nghiệp đang chín muồi, câu hỏi đầu tiên mà bất cứ ai cũng thốt lên là "Tại sao lại chọn Ý?" Ngay cả các giáo sư giảng dạy tại Đại học UNINT của Rome, nơi tôi đang theo học Thạc sĩ, cũng đầy ngạc nhiên hỏi tôi câu này.

Phải rồi, vì sao Ý lại hấp dẫn tôi đến thế cho hành trình lên cao học, mà không phải Úc, Anh hay Mỹ?

Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”

Nguyên nhân đầu tiên, có lẽ là vì lịch sử và nền văn hóa La Mã đã in đậm lên văn minh phương Tây trong hơn 2.000 năm nay. Tôi yêu thích lịch sử, vì vậy, thường có xu hướng chiêm nghiệm về dòng chảy thời gian qua những di tích văn hóa, lịch sử và nghệ thuật để lại.

Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Rome làm ngập tràn tâm hồn tôi với cảm xúc kỳ diệu khi bước chân trên những con đường, chào từng cư dân...

Bởi vậy, Rome làm ngập tràn tâm hồn tôi với cảm xúc kỳ diệu khi bước chân trên những con đường lát đá đen có niên đại từ hàng nghìn năm trước. Khỏi phải nói, không quốc gia nào vượt qua Ý về số lượng di sản được UNESCO công nhận, với 59 di sản thế giới. Trung Quốc, đại diện cho nền văn minh châu Á cổ xưa, đứng thứ hai với 57 di sản UNESCO.

Rome mang trong mình nét cổ kính đượm màu thời gian với những công trình kiến trúc thể hiện các giai đoạn lịch sử huy hoàng của châu Âu. Thật khó có thể kể hết các di sản, song có lẽ Đấu trường Colosseum – biểu tượng của thành Rome, hay đài phun nước Trevi, đền Patheon và Vatican… đã là những biểu tượng kiến trúc nổi tiếng trên toàn thế giới.

Tôi đã từng ngồi hàng giờ, lặng ngắm Colosseo với sự say mê không thể che giấu. Thật khó có thể hiểu, làm thế nào kỳ quan này có thể vượt qua từng đó dấu ấn thời gian và sự tàn phá của con người, để vẫn sừng sững ngự trị ở trung tâm thành Rome. Quảng trường Navano cũng là nơi tôi thường xuyên đến, nơi ngoài di sản, còn có những buổi biểu diễn âm nhạc ngoài trời đầy mê đắm.

Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”

Rome khiến tôi mê say là ở bầu trời xanh và những công viên ngút tầm mắt...

Nhưng để nói cho đúng, vẻ đẹp mà tôi mê say ở Rome lại là ở bầu trời xanh ngắt và những rặng thông xanh ngút ngàn, chạy giữa những công viên ngút tầm mắt. Tôi rất thích những buổi trưa không có giờ học, có thể một mình ngồi giữa công viên, lắng nghe tiếng chim lích chích, véo von và đắm mình trong màu xanh của hoa lá. Hạnh phúc thấm đẫm sắc màu của phiêu du, tự do, dù đơn độc tại Châu Âu.

Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Tô Phương Thủy – Phóng viên thường trú của Tạp chí Công dân và Khuyến học tại Châu Âu

Nền giáo dục lâu đời, tiêu chuẩn Châu Âu

Một điểm hấp dẫn nữa là bằng cấp của Ý thuộc chuẩn Châu Âu (European standard) và được công nhận toàn cầu. Đương nhiên, học phí là điều luôn được quan tâm.

Tại Ý, cũng như tại các nước Châu Âu, hầu như học phí rất rẻ, có thể dao động từ 1.500 cho đến 3000 euro 1 năm. Tuy nhiên, do UNINT – nơi tôi theo học là trường tư, nên học phí khá đắt so với các trường công, ở mức 6.900 euro/năm. Trước đó, tôi sẽ phải đóng hai loại phí gồm thuế vùng (140 euro) và phí đăng ký ghi danh theo học (1.150 euro). Do được trợ cấp từ học bổng vùng, nên hai loại phí này sẽ được hoàn lại khi tôi đã hoàn thiện toàn bộ thủ tục. Và trợ cấp Vùng cũng sẽ chi trả cho tôi toàn bộ học phí tại UNINT.

Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Bầu trời trong xanh của Rome khiến tôi mê đắm...

Ý là 1 thành viên thuộc khối G7 gồm Mỹ, Nhật, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý - nhóm 7 nước quyền lực có nền kinh tế phát triển tiên tiến nhất trên thế giới. Ý là quốc gia có đại học lâu đời nhất thế giới tại Bologna, nơi đã có lịch sử đào tạo và giảng dạy liên tục suốt 1 thiên niên kỷ.

Đại học công lập thế tục đầu tiên của nhân loại (world's first public university) cũng được ghi danh cho Napoli - University of Naples – của Ý. Tuy nhiên, nếu xét về xếp hạng gần đây, so với mặt bằng chung của thế giới, đại học Ý không nổi trội, mà chỉ nằm trong top 300 thế giới. Đa số các ngành cao học (hệ Thạc sĩ tại Ý) có thời gian 2 năm, và giảng dạy đều bằng tiếng Anh.

Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”

Phải nói rằng, sinh hoạt phí tại Ý rất hợp lý, thậm chí tại thành phố nổi tiếng đắt đỏ như tại Rome. Đương nhiên, ý tôi là cho các chi tiêu cơ bản hàng ngày, còn nếu với các tín đồ hàng hiệu thì Rome là thiên đường tiêu tiền. Tôi lấy đơn cử cho những trường hợp không có học bổng, một tháng các chi phí sẽ như sau: Vé tháng phương tiện công cộng (xe bus, metro, tàu điện…) 35 euro, tiền thẻ sim 10 euro, ăn uống tự nấu mỗi tuần khoảng 30-50 euro và một số chi tiêu sinh hoạt phát sinh khác khoảng 50 euro.

Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Nước Ý nổi tiếng với 3F: Fashion, Food and Furniture...

Như vậy, trung bình hàng tháng cho ăn uống và đi lại sẽ khoảng 300 euro (tôi vẫn phải nhấn mạnh lại là nhu cầu cơ bản). Đắt nhất vẫn là tiền thuê phòng trọ. Tôi là người may mắn, khi thuê được phòng riêng và ở cùng 2 bác chủ nhà người Ý tốt bụng với giá chỉ 450 euro/tháng.

Các bạn Việt Nam khác thường thuê chung một căn hộ chung cư, và mỗi phòng ở hai người. Như vậy, chi phí sẽ rẻ đi rất nhiều. Tổng cộng trung bình một tháng như tôi sẽ mất chừng 800 euro (khoảng 20 triệu) không bao gồm các nhu cầu cá nhân riêng, và với các bạn sinh viên tiết kiệm, có thể chỉ chừng 400- 500 euro đã bao gồm tiền nhà (11-14 triệu).

Theo giáo sư giảng dạy môn Inter-cultural Diplomacy của tôi, nước Ý nổi tiếng với 3F: Fashion, Food and Furniture. Vì vậy, không ngoa khi khẳng định Ý là 1 trong những cái nôi kinh đô thời trang và hàng hiệu nổi tiếng. Nhưng nếu biết đi các chợ trời (Flea market), hoặc các trung tâm bán đồ giảm giá (Outlet) thì mức giá cho một món đồ hiệu, hoặc một chiếc áo da xịn, còn rẻ hơn nhiều so với tại Việt Nam.

Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Không gian thanh bình và sự hấp dẫn của Rome. Ảnh: Tô Phương Thủy.

Chẳng hạn, tôi đã mua một chiếc áo khoác da dài đến mắt cá chân cho mùa đông chỉ với giá 50 euro tại Flea Market Sonna.Những sinh viên Việt Nam biết đi Outlet Village mua sắm thì còn rẻ nữa, khi có thể mua lại những đồ mới nhưng thuộc dòng thời trang của 2-3 năm trước được xả kho và giảm giá. Chưa kể, ở Ý có hai mùa Sale đến hơn 70% vào tháng 7 với đồ đông và tháng 1 với đồ hè.

Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Thư từ Roma: Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
Sau nhiều năm làm việc liên tục, và không khỏi rơi vào sự trì trệ của bản thân do chủ nghĩa kinh nghiệm, tôi cần động lực từ bí quyết "Cuộc sống tươi đẹp" của người Ý.

Nhưng ngoài những yếu tố nói trên, có lẽ, nguyên nhân lớn nhất đưa tôi đến với Ý chính là sự hấp dẫn của lối sống "A Dolce Vita".

Sau nhiều năm làm việc liên tục, và không khỏi rơi vào sự trì trệ của bản thân do chủ nghĩa kinh nghiệm, tôi cần động lực từ bí quyết "Cuộc sống tươi đẹp" của người Ý. Và đó là lý do, tôi đang ở đây, tại thành Rome để khám phá những trải nghiệm, học hỏi kiến thức mới và có thể chọn được hướng đi cho mình trong chặng đường kế tiếp.

Nguồn:"Thư từ Roma": Bài 3 – Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”

Tô Phương Thủy

congdankhuyenhoc.vn