Tin ngân hàng ngày 2/4: Giải ngân gần 4.800 tỷ đồng cho vay trả lương, phục hồi sản xuất, kinh doanh
Tin ngân hàng ngày 1/4: Sacombank đã xử lý và thu hồi được gần 72.000 tỷ đồng nợ xấu |
Tin ngân hàng ngày 31/3: Xử lý nghiêm dịch vụ rút tiền mặt “thuê” thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn |
Giải ngân gần 4.800 tỷ đồng cho vay trả lương, phục hồi sản xuất, kinh doanh
Tính đến hết ngày 31/3/2022, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đã phê duyệt 3.579 hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động với số tiền 4.813 tỷ đồng để trả lương cho 1.225.554 lượt người lao động.
Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân gần 4.800 tỷ đồng cho vay trả lương, phục hồi sản xuất |
Đây là kết quả thực hiện sau 9 tháng cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (sau sửa đổi là Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 và Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 6/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ) về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân được 4.787 tỷ đồng cho 3.561 lượt người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 1.181.578 lượt người lao động tại 63 tỉnh, thành phố.
Như vậy, nguồn vốn giải ngân mới hoàn thành 63,8% kế hoạch trong số 7.500 tỷ đồng nguồn vốn cân đối cho chương trình.
Chính sách cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất là một trong 12 chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68, Nghị quyết số 126.
Theo Nghị quyết 68, Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn khoảng 7.500 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho người sử dụng lao động vay ưu đãi lãi suất 0% để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất. Thời hạn giải ngân các gói vay hỗ trợ tới hết tháng 3/2022.
Sang đến Nghị quyết 126, nhiều nội dung đã được sửa đổi, bổ sung. Đáng chú ý nhất là điều kiện về người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn đã được loại bỏ. Điểm sửa đổi này giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phục hồi sản xuất./.
Ra mắt bảo hiểm an ninh mạng cá nhân BIC Cyber Risk
Vừa qua, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã ra mắt bảo hiểm an ninh mạng BIC Cyber Risk dành cho khách hàng cá nhân.
Tham gia bảo hiểm BIC Cyber Risk, khách hàng có tài khoản ngân hàng có thể an tâm thực hiện các giao dịch thanh toán qua mạng.
Cụ thể, BIC sẽ bảo vệ khách hàng trước các giao dịch trái phép, áp dụng trong trường hợp bên thứ ba gây ra thiệt hại tài chính cho người được bảo hiểm bằng cách chuyển trực tuyến trái phép tiền trong các tài khoản ngân hàng trực tuyến hoặc thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ của người được bảo hiểm.
Khách hàng cũng có thể an tâm trước các hành vi lừa đảo mua sắm trực tuyến, áp dụng cho trường hợp hàng hóa, dịch vụ trực tuyến với mục đích tiêu dùng cá nhân nhưng hàng hóa không được giao hoặc bị hư hỏng.
Bên cạnh đó, BIC Cyber Risk cũng bảo vệ khách hàng trong trường hợp bị mất cắp các thông tin định danh do bị hack thông qua internet hoặc mạng wifi, bị rò rỉ dữ liệu, trộm cắp thẻ tín dụng, điện thoại, email…
Tổng mức chi trả của BIC Cyber Risk lên tới 6.000 USD. So với các sản phẩm tương tự trên thị trường, BIC Cyber Risk là sản phẩm có phí bảo hiểm hấp dẫn nhất. Thủ tục mua đơn giản, nhanh chóng. Quá trình bồi thường cũng được BIC tự động, tối ưu hóa nhằm mang tới sự thuận tiện nhất cho khách hàng.
Sản phẩm hiện đang được phân phối tại các điểm giao dịch của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trên toàn quốc. Cùng với những sản phẩm ngân hàng số hiện đại, ưu việt từ BIDV, BIC Cyber Risk chắc chắn sẽ là một lựa chọn không thể bỏ qua để bảo vệ khách hàng trên không gian mạng.
Lãi suất có thể thiết lập mặt bằng mới
Cầu vốn tăng cao cùng với áp lực từ các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, bất động sản … đã khiến các ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng 0,3-0,2% trong 2 tháng trở lại đây. Mức cao nhất trên thị trường lên 7,6%/năm thuộc về Ngân hàng SCB với kỳ hạn 13 tháng. Saigon Bank cũng vừa điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn. ACB và VietCapitalBank cũng tăng lãi suất tiết kiệm cho kỳ hạn ngắn ở mức 0,1 - 0,2%/năm...
Ngân hàng Nhà nước cho hay, tính đến cuối tháng 1/2022, tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế đạt hơn 13,7 triệu tỷ đồng, tăng 2,59% so với cuối năm 2021. Đây là tháng tiền gửi của người dân tăng mạnh nhất trong nhiều tháng trở lại đây, trong khi tiền gửi của tổ chức kinh tế sụt giảm hơn 68.000 tỷ đồng, tương đương giảm 1,21%, xuống hơn 5,57 triệu tỷ đồng… Thế nhưng, so với tốc độ tăng trưởng tín dụng, thì huy động tiết kiệm vẫn khá chậm. Cụ thể, theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 25/2, huy động vốn của ngành ngân hàng chỉ tăng 1,29% so với cuối năm 2021.
Các nhà phân tích của Công ty SSI cho rằng, nhiều khả năng, lãi suất đang thiết lập mặt bằng mới, cao hơn nhiều so với bình quân trong năm 2021 trước áp lực tín dụng hồi phục trong năm 2022.
Công ty Chứng khoán BVSC nhận định rằng, với áp lực lạm phát ngày càng hiện hữu, mặt bằng lãi suất đã chạm đáy và tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế và lạm phát.
Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bà Nguyễn Thị Hồng vừa ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Về lãi suất, định hướng của Ngân hàng Nhà nước là điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.
Trước chỉ đạo đó, lãnh đạo các nhà băng cho rằng, không lo thiếu vốn giá rẻ để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, dù lãi suất tiền gửi đang dần nhích lên.
Một quản lý của Techcombank cho rằng, khi lãi suất huy động ngân hàng tăng thì người gửi thay vì đầu tư vào các tài khoản rủi ro như cổ phiếu, trái phiếu, họ sẽ chuyển sang phần tiền gửi có kỳ hạn, an toàn hơn và lãi suất cũng tương xứng. Tuy nhiên, nếu lãi suất tăng thì tiền gửi không kỳ hạn (CASA) - nguồn vốn rẻ vẫn sẽ không ảnh hưởng, bởi mục tiêu chủ yếu của CASA là để giao dịch, chứ không phải để hưởng lãi suất.
ANZ Việt Nam không có nợ xấu, lợi nhuận năm 2021 sụt giảm
Vừa qua, Ngân hàng TNHH Một thành viên ANZ Việt Nam (ANZ Việt Nam) công bố báo cáo tài chính năm 2021 với tổng tài sản tính đến thời điểm 31/12/2021 đạt 41.289 tỷ đồng, giảm 3,4% so với hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 8.968 tỷ đồng, tăng 23,8%.
Lợi nhuận năm 2021 của ANZ Việt Nam sụt giảm |
Đáng chú ý, vào cuối năm 2021, ANZ Việt Nam không ghi nhận khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi nào. Qua đó, tỷ nợ xấu của ngân hàng này được duy trì ở mức 0%, tương tự cuối năm 2020. Tỷ lệ an toàn vốn vào cuối năm trước đạt 15,71%, thấp hơn mức 15,97% ghi nhận hồi đầu năm.
Bên phía nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tại ANZ Việt Nam tăng 3,6% trong năm 2021, đạt 29.842 tỷ đồng. Vốn điều lệ không thay đổi ở mức 3.000 tỷ đồng.
Trong năm 2021, lợi nhuận trước và sau thuế của ngân hàng đạt lần lượt gần 88 tỷ và 70 tỷ đồng, giảm hơn 77% so với năm 2020. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của ANZ Việt Nam kể từ khi bán mảng bán lẻ cho Ngân Hàng Shinhan Việt Nam vào năm 2017. Với đà sụt giảm trên, tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ (ROE) đã lao dốc mạnh từ 6,27% trong năm 2020 xuống còn 1,4%.
Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sụt giảm đến từ sự đi xuống của tất cả các mảng kinh doanh.
Theo đó, thu nhập lãi thuần giảm 32% xuống còn gần 323 tỷ đồng. Khoản thu quan trọng thứ hai là lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cũng giảm 36%, xuống hơn 155 tỷ đồng. Các nguồn thu khác đều ghi nhận mức giảm hai con số so với năm 2020.
Tựu chung, tổng thu nhập hoạt động của ANZ Việt Nam năm 2021 đạt hơn 550 tỷ, đi lùi 39%. Dù đẩy mạnh cắt giảm chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần vẫn giảm 71%, xuống còn gần 106 tỷ đồng.
Năm 2021, ngân hàng cũng phải trích lập gần 18 tỷ cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong khi năm trước được hoàn nhập gần 27 tỷ đồng. Đây cũng là yếu tố khiến lợi nhuận ngân hàng giảm sâu so với năm trước.
Nguồn: Lợi nhuận năm 2021 của ANZ Việt Nam sụt giảm
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank
- Những thay đổi quan trọng về tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
- BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
- Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
- Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
- Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật sinh trắc học
- Từ hôm nay 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học
- Danh sách 8 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tuần này, cao nhất 9,5%/năm
- 19 ngân hàng "rủ nhau" tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu "hời" nhất?
- Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng
- Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào nhận cổ tức cao?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026