Tin ngân hàng ngày 31/3: Xử lý nghiêm dịch vụ rút tiền mặt “thuê” thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn
Tin ngân hàng ngày 30/3: OceanBank rao bán khoản nợ hơn 800 tỷ đồng của chủ sân golf Đầm Vạc |
Tin ngân hàng ngày 29/3: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng mời rút tiền từ thẻ tín dụng |
Xử lý nghiêm dịch vụ rút tiền mặt “thuê” thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn
Theo Báo cáo nghiên cứu hành vi và thói quen sử dụng sản phẩm ngân hàng năm 2021 của Công ty Nghiên cứu thị trường Mibrand, dựa trên khảo sát 600 người tiêu dùng tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy, số lượng người đang có nhu cầu và cân nhắc sử dụng thẻ tín dụng trong tương lai chiếm 34%. Chính sách mở thẻ ngày càng dễ dàng, thuận tiện và khách hàng được hưởng nhiều ưu đãi như các chương trình cashback (hoàn tiền) khi thanh toán chi tiêu cho cá nhân.
Xử lý nghiêm dịch vụ rút tiền mặt “thuê” thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn |
Song mặt trái của đà tăng trưởng là sự phát sinh các “giao dịch mua hàng khống”, như quẹt thẻ tín dụng thanh toán tại điểm bán hàng (POS) nhưng không phát sinh hàng hóa tương ứng với mục đích sử dụng, nhằm trục lợi các chương trình ưu đãi của ngân hàng. Đây là hành vi gian lận thương mại điện tử, vi phạm các quy định cấm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)Việt Nam và Bộ Tài chính. Điều đáng lo ngại là hiện tượng này đang gia tăng, gây không ít khó khăn cho các ngân hàng khi phát hành thẻ tín dụng.
Cụ thể, thẻ tín dụng là loại thẻ “xài trước trả sau”, và ngân hàng thường cấp cho chủ thẻ một hạn mức đi kèm chương trình ưu đãi để khuyến khích chi tiêu, thanh toán cá nhân tại các điểm mua hàng. Ngân hàng không khuyến khích rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, do vậy thường áp mức phí rút tiền mặt khá cao, lên đến 4 - 5% số tiền rút tùy ngân hàng. Từ đây, nhiều điểm chấp nhận thẻ, hoặc các chủ hiệu nhỏ “bắt tay” với chủ thẻ thực hiện “giao dịch mua hàng khống” để rút tiền mặt, với mức phí chỉ từ 1,2 - 1,5%, rẻ hơn nhiều so với việc chủ thẻ rút qua ATM. Chưa kể do núp bóng dưới hình thức thanh toán mua hàng, nên chủ thẻ lại được ngân hàng miễn lãi 45 ngày. Trong khi nếu rút tiền mặt tại ATM ngân hàng sẽ tính lãi ngay.
Trước vấn đề nhức nhối này, NHNN đã vào cuộc, siết chặt quản lý hoạt động thẻ tín dụng trong nỗ lực hạn chế tình trạng gian lận giao dịch điện tử. NHNN bổ sung quy định cấm sử dụng thẻ tín dụng vào các mục đích không đúng quy định, như rút tiền mặt tại POS của đơn vị chấp nhận thẻ; thanh toán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định pháp luật.
Cùng với đó, Nghị định 88/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ đầu năm 2022) nâng mức xử phạt đối với việc thanh toán thẻ không đúng quy định của pháp luật lên tới 150.000.000 VNĐ, thay cho mức 50 – 100.000 VNĐ như trước đây.
“Thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ mạnh tay xử lý nghiêm các đơn vị chấp nhận thẻ vi phạm quy định, cùng với đó là xử lý đến ngân hàng thanh toán và trung gian thanh toán liên quan”, một lãnh đạo cao cấp Vụ Thanh toán, NHNN cho biết.
ABBank dự kiến kế hoạch lợi nhuận năn 2022 tăng hơn gấp rưỡi năm 2021
Theo kế hoạch trình trình ĐHCĐ năm 2022, ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) dự kiến năm 2022 tổng tài sản của ngân hàng đạt 138.250 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2021. Tổng giá trị huy động thị trường 1 là 95.234 tỷ đồng tương đương với mức tăng trưởng 18%. Trong đó, tiền gửi khách hàng dự kiến tăng 19%, lên 94.081 tỷ đồng, huy động từ các tổ chức quốc tế là 1.153 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng (bao gồm cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) của ABBank dự kiến theo kế hoạch năm 2022 là 92.250, tăng 17% so với năm ngoái.
Tỷ lệ nợ xấu của ABBank năm 2021 ở mức 1,65%. Tuy nhiên theo kế hoạch năm 2022, ngân hàng dự kiến tỷ lệ này có thể tăng lên mức 2,8%. Như vậy, nợ xấu của ABBank trong năm nay có thể tăng thêm 70% so với năm ngoái.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế phục hồi sau đại dịch, ABBank kỳ vọng thu về 3.079 tỷ đồng lợi nhuận, gấp rưỡi so với mức lợi nhuận 1.979 tỷ đồng của năm 2021.
Về định hướng kế hoạch phát triển các mảng kinh doanh, ngân hàng cho biết năm 2022 sẽ tập trung tăng dư nợ cho các sản phẩm vay mua nhà, sản xuất kinh doanh… đối với khách hàng cá nhân.
ABBank cũng sẽ chuyển đổi tập trung khách hàng, tiếp tục chuyển dịch tỷ trọng sang phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở mảng ngân hàng bán buôn, ABBank dự kiến khai thác sâu chuỗi tập đoàn, đẩy mạnh đầu tư và kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp.
Năm 2022 cũng là một dấu mốc quan trọng đối với ABBank khi ngân hàng quyết định chuyển đổi chiến lược và giá trị cốt lõi, thay đổi từ bên trong. Ngân hàng cũng đặt ra định hướng phát triển ngân hàng số hơn nữa để cung cấp cho khách hàng đa dạng dịch vụ và những trải nghiệm tiện ích.
Ngoài ra trong năm 2022, ABBank sẽ tiếp tục triển khai đợt tăng vốn điều lệ qua 2 hình thức chào bán ESOP và phát hành cổ phiếu thưởng.
Cụ thể, ABBank dự kiến phát hành hơn 94 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 100:10 để trả cổ tức cho cổ đông, phát hành 5 triệu ESOP với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hợp đồng đại lý bảo hiểm đảm bảo phát triển bền vững
Theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm với các ngân hàng trong thời gian qua luôn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chủ động làm việc và lưu ý đối tác ngân hàng nghiêm túc tuân thủ quy định pháp luật và hợp đồng đại lý, không được ép mua bảo hiểm nhân thọ kèm các gói sản phẩm vay của ngân hàng.
Ngoài ra, để tăng cường công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm, cũng như đảm bảo thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, bền vững, Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp phát hiện có vi phạm quy định về hoạt động đại lý cần có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời theo quy định tại hợp đồng đại lý bảo hiểm và quy định pháp luật có liên quan.
Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác đào tạo và thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm đối với các nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung hoàn thiện dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật.
MB đặt mục tiêu lợi nhuận trên 20.300 tỷ đồng năm 2022
Theo báo cáo thường niên vừa công bố, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã đặt ra kế hoạch kinh doanh tăng trưởng ấn tượng trong năm 2022.
MB đặt mục tiêu lợi nhuận trên 20.300 tỷ đồng năm 2022 |
Cụ thể, MB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng 15%, vốn điều lệ tăng 19,4%. Dư nợ tín dụng tăng khoảng 16% và điều chỉnh theo hạn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Nhà băng cũng sẽ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới mức 1,5%. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu tăng 23%, tức sẽ đạt trên 20.300 tỷ đồng.
Trước đó, trong năm 2021, lợi nhuận trước thuế của MB đạt 16.527 tỷ đồng tăng 54,6% so với năm 2020. Trong đó, ngân hàng mẹ đạt 14.398 tỷ đồng và các công ty thành viên đạt 2.326 tỷ đồng - đóng góp 14% cho tập đoàn).
Nợ xấu năm 2021 của MB giảm mạnh xuống còn 0,90%, riêng ngân hàng mẹ là 0,68%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên cao kỷ lục 349%. ROE tập đoàn là 23,49% (riêng ngân hàng 22,2%), CIR 33,06% (giảm 5% so với 2020).
Tại Hội nghị tiếp xúc nhà đầu tư ngày 15/3, ban lãnh đạo MB đã có những chia sẻ về chiến lược phát triển trong 5 năm tới (2022 – 2026). Theo đó, MB phấn đấu đạt doanh thu 120.000 tỷ đồng (tương đương tăng 24%/năm) và lợi nhuận 45.000 tỷ đồng (tương đương tăng 21%/năm) vào năm 2026. Trong kịch bản cơ sở, MB dự kiến tài sản sẽ tăng trưởng bình quân 11%/năm trong 5 năm tới, lên khoảng 1 triệu tỷ đồng; tín dụng và huy động tăng 17%/năm.
Ông Lưu Trung Thái, Tổng Giám đốc MB cho biết, cơ hội tăng trưởng của ngân hàng trong năm 2022 là lớn. MB đã được NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tạm thời là 15% và kỳ vọng sẽ được nới thêm thời gian tới. Đến giữa tháng 3, tăng trưởng tín dụng của MB đã đạt khoảng 10% và tương đối nhanh so với hạn mức được cấp. Với mức tăng trưởng này, dự kiến lợi nhuận hợp nhất quý 1 của MB đạt khoảng 5.500 tỷ đồng.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 31/3: Xử lý nghiêm dịch vụ rút tiền mặt “thuê” thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank
- Những thay đổi quan trọng về tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
- BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
- Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
- Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
- Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật sinh trắc học
- Từ hôm nay 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học
- Danh sách 8 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tuần này, cao nhất 9,5%/năm
- 19 ngân hàng "rủ nhau" tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu "hời" nhất?
- Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng
- Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào nhận cổ tức cao?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN