Tin ngân hàng ngày 7/5: Yêu cầu giữ nguyên lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp bình ổn giá
Tin ngân hàng ngày 6/5: Hệ thống ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ gần 2,8 tỷ USD trong năm 2022 |
Tin ngân hàng ngày 5/5: Tháng 4, gần 95% số trái phiếu doanh nghiệp phát hành đến từ ngân hàng |
Yêu cầu giữ nguyên lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp bình ổn giá
Mới đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn giữ nguyên mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường và giữ ổn định giá cả.
Yêu cầu giữ nguyên lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp bình ổn giá/Ảnh minh họa |
Theo NHNN thành phố, các doanh nghiệp tham gia chương trình này phần lớn là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và phân phối hàng hóa thiết yếu, thuộc các lĩnh vực: Lương thực - thực phẩm, y tế, giáo dục phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và đời sống của người dân thành phố. Việc giữ ổn định lãi suất cho vay hoặc giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giữ ổn định chi phí sản xuất, ổn định giá thành và không làm tăng giá bán sản phẩm.
Trên cơ sở mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn trong nhiều năm qua, các ngân hàng xem xét giữ ổn định lãi suất, không tăng lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp này. Đồng thời, tiếp tục thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường.
Trước đó, NHNN thành phố đã chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn xem xét giảm lãi suất cho vay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung nhằm ổn định giá cả nguyên vật liệu và chi phí đầu vào đang gia tăng trước các biến động địa chính trị trên thế giới, nhất là từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Việc yêu cầu các ngân hàng tham gia Chương trình bình ổn thị trường năm 2022 - Tết Quý Mão 2023 trên địa bàn TP HCM được NHNN thành phố xác định là một nhiệm vụ của ngành Ngân hàng thành phố và góp phần thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi kinh tế thành phố năm 2022.
SHB và Temenos hợp tác chiến lược triển khai nền tảng giao dịch hợp kênh
Vừa qua, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và công ty Temenos - Đơn vị hàng đầu thế giới về phần mềm ngân hàng đã ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược xây dựng nền tảng hợp kênh (OMNI Channel Platform) của SHB.
Xây dựng nền tảng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là một trong các trụ cột chiến lược mà SHB đã và đang chú trọng triển khai. Trong đó, hệ thống Omni Channel chính là tiền đề để xây dựng nền tảng công nghệ hợp kênh hiện đại, cho phép SHB xây dựng các hành trình, trải nghiệm khách hàng tốt nhất, nhằm đạt được vị thế SHB là Ngân hàng Số được được yêu thích nhất vào năm 2025.
Việc triển khai thành công OMNI Channel sẽ thay thế và đồng bộ hóa các kênh tương tác khách hàng cá nhân hiện tại như Internet Banking/ Mobile Banking/ Kênh Chi nhánh/ Kênh 247 và các kênh tương tác, hỗ trợ khách hàng khác.
Nền tảng hợp kênh OMNI Channel Platform mới mà SHB triển khai sẽ có tính kết nối và liên thông rất cao. Hành trình của khách hàng trên các kênh của SHB từ đó sẽ được nhất quán, xuyên suốt và mượt mà.
Đối với ngân hàng, OMNI Channel Platform mang lại nhiều lợi ích vượt trội như: Giảm chi phí; Nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng; Thu hút khách hàng mới… từ đó gia tăng sức cạnh tranh, góp phần nâng cao thị phần và vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Xác định chuyển đổi số là một trong các trụ cột chiến lược, SHB đã và đang chú trọng triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp số, đầu tư hệ thống CNTT, nghiên cứu ứng dụng đồng bộ công nghệ số. Vừa qua, SHB đã lần lượt triển khai thành công nhiều sản phẩm số, đặc biệt là đã đưa Robot thông minh - sản phẩm của trí tuệ nhân tạo AI ứng dụng vào cung cấp dịch vụ và tiếp tục mở rộng số lượng điểm giao dịch sử dụng Robot hỗ trợ khách hàng, triển khai không gian giao dịch số trên toàn hệ thống, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng số được yêu thích nhất.
MBKE dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản
Trong báo cáo vĩ mô mới phát hành, Chứng Khoán Maybank Kim Eng (MBKE) đưa ra quan điểm rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lãi suất 50 điểm cơ bản để duy trì tăng trưởng vừa phải, bất chấp rủi ro lạm phát tăng và Fed quyết liệt hơn. Tuy nhiên mọi việc thắt chặt (nếu có) sẽ chỉ được thực hiện vào giai đoạn cuối năm.
''Mức tăng 50 điểm cơ bản sẽ đưa lãi suất tái cấp vốn lên 4,5%, mức vẫn còn phù hợp theo các tiêu chuẩn lịch sử, khi so với tỷ lệ này trước khi xảy ra đại dịch cho đến tháng 2/2020 là 6%.'', MBKE nhấn mạnh
Nhóm phân tích nhận định lạm phát sẽ tăng trong những tháng tới khi việc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy tổng cầu. Sẽ có những áp lực về nguồn cung xuất phát từ cuộc chiến Nga - Ukraine đang diễn ra và những hạn chế về di chuyển ở Trung Quốc, ngay cả khi những cú sốc về nguồn cung như lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia được thông qua. Do đó, MBKE dự báo lạm phát toàn phần cho năm 2022 ở mức 4%.
Về tăng trưởng kinh tế, MBKE cho rằng sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và doanh thu bán lẻ vẫn phục hồi trong tháng 4, do làn sóng Omicron của tháng 3 suy yếu và lượng khách du lịch quay trở lại. Tuy nhiên, xung đột Nga - Ukraine và việc phong tỏa trên khắp Trung Quốc vẫn là những khó khăn đáng gờm sẽ tác động đến hoạt động kinh tế trong nhiều tháng tới. Do đó, MBKE duy trì dự báo tăng trưởng GDP thực tế cho năm 2022 ở mức 5,8%.
Ngân hàng ACB được tăng vốn lên gần 33.800 tỷ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản về việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
Ngân hàng ACB được tăng vốn lên gần 33.800 tỷ |
Theo đó, NHNN chấp thuận việc ACB tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.755 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông ACB thông qua và Hội đồng quản trị ACB thống nhất triển khai.
Trước đó, cổ đông ACB đã thông qua kế hoạch phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021, theo tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại ngày chốt quyền sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu mới).
Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức sau khi đã trích lập đầy đủ các quỹ và lợi nhuận năm trước còn lại chưa chia theo báo cáo tài chính kiểm toán tại thời điểm 31/12/2021.
Sau khi chia cổ tức, vốn điều lệ của ACB dự kiến tăng từ 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành trong quý III/2022.
Theo ban lãnh đạo ACB, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết đối với ngân hàng nhằm tăng thêm nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ. Đồng thời, ngân hàng cũng có thêm nguồn vốn để xây dựng văn phòng làm việc, cải tạo, sửa chữa, di dời trụ sở kênh phân phối; đầu tư vào các dự án thực hiện chiến lược 2019-2024.
Đối với kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022, ACB dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 7/5: Yêu cầu giữ nguyên lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp bình ổn giá
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Ghi bàn tại Ngoại hạng Anh, Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal
-
Hoa hậu Thanh Thủy được trao tặng bằng khen tại Lễ vinh danh sinh viên
-
Sao nam Việt từng yêu nữ tỷ phú hơn 32 tuổi giờ ra sao?
-
HLV Ancelotti bênh vực Mbappe
-
PSG đứng trước những quyết định lịch sử
-
Margot Robbie - Từ ‘gái quê’ trở thành 'biểu tượng gợi cảm' của Hollywood
- Hành vi của người tiêu dùng thay đổi thế nào trong năm 2025?
- Giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm
- Xu hướng mới trong đầu tư các dự án bất động sản
- Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025
- Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
“Thư từ Roma”: Loạt bài Khủng hoảng “sắc tộc Ý”