Tin ngân hàng ngày 6/5: Hệ thống ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ gần 2,8 tỷ USD trong năm 2022
Tin ngân hàng ngày 5/5: Tháng 4, gần 95% số trái phiếu doanh nghiệp phát hành đến từ ngân hàng |
Tin ngân hàng ngày 4/5: Quý 1/2022, Kienlongbank báo lãi 127 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ |
Hệ thống ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ gần 2,8 tỷ USD trong năm 2022
Theo kế hoạch kinh doanh được đặt ra tại Đại hội cổ đông của các ngân hàng, những kế hoạch tăng vốn quy mô cũng đã được thông qua. Ước tính, hệ thống ngân hàng sẽ được bổ sung gần 2,8 tỷ USD vốn điều lệ trong năm nay.
Hệ thống ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ gần 2,8 tỷ USD trong năm 2022 |
Phát hành cổ phiếu để chia cổ tức; chào bán riêng lẻ; phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài… hàng loạt kịch bản tăng vốn đã được thông qua trong mùa đại hội cổ đông năm nay. Trong số 27 ngân hàng trên sàn, có tới 17 ngân hàng trình kế hoạch tăng vốn, với lượng tăng thêm khoảng 2,8 tỷ USD.
Theo nghiên cứu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, trước đợt tăng vốn này tỷ lệ an toàn vốn CAR của các ngân hàng quốc doanh ở mức 9,2%, còn khối ngân hàng cổ phần là 11,4%. Theo tổ chức này, quy mô vốn của các ngân hàng Việt có thể tăng thêm khoảng 10,7 tỷ USD trong 2 - 3 năm tới để đạt các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định.
Ông Tamma Febrian - Giám đốc hợp danh - Các định chế tài chính, ngân hàng - Fitch Ratings cho biết: "Tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam rất nhanh những năm gần đây đòi hỏi quy mô vốn của các ngân hàng cũng phải mở rộng, đảm bảo các tỷ lệ về an toàn. Quan điểm của chúng tôi là Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, các ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa để nâng vốn, cải thiện chỉ số CAR".
Quy mô vốn tăng thêm từ trên dưới 20%, 30% và cao nhất lên tới 65%. Nếu việc tăng vốn được thực hiện đúng kế hoạch, thứ tự về quy mô vốn của các ngân hàng trên thị trường sẽ có sự xáo trộn và vị trí dẫn đầu sẽ thuộc về VPB sau rất nhiều năm các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh nắm giữ. Bức tranh hoạt động của các ngân hàng vì thế cũng sẽ có nhiều thay đổi.
MB có khả năng được nới room tín dụng lên 30 - 35%
Trong báo cáo cập nhật mới phát hành, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, hết quý 1/2022, tăng trưởng tín dụng hợp nhất của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đạt mức 14,8% so với cuối năm trước, cao xấp xỉ ba lần so với mức tăng trưởng ngành là 5% và là mức tăng trưởng mạnh nhất trên toàn hệ thống. Tăng trưởng tín dụng diễn ra mạnh ở cả trái phiếu doanh nghiệp cũng như cho vay khách hàng với mức tăng trưởng lần lượt là 19,5% và 14,3%.
Theo BVSC, MB đã gần chạm mức tín dụng tạm cấp trong quý 1 và đang chờ đợi phê duyệt hạn mức tín dụng mới. Với việc MB tham gia hỗ trợ mạnh nền kinh tế trong thời gian đại dịch cũng như việc tiếp nhận bắt buộc tổ chức tín dụng thì nhiều khả năng MB sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao với mức room tín dụng ước tính khoảng 30-35%.
''Đây sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho MBB bứt tốc trong bối cảnh nhu cầu tín dụng tăng cao khi nền kinh tế thoát khỏi tác động của đại dịch Covid-19'', nhóm phân tích nhận định.
Tại ĐHCĐ năm 2022, ban lãnh đạo MB đã chia sẻ thông tin về việc nhận một tổ chức tín dụng bắt buộc. Một số lợi ích MB sẽ nhận được khi tham gia tái cơ cấu như: Có cơ hội tăng trưởng tín dụng nhanh hơn so với bình quân ngành khoảng 1,5 đến 2 lần trong thời gian khoảng 5 năm; Tăng quy mô tăng độ phủ với khoảng 100 điểm giao dịch và chi nhánh của tổ chức tín dụng nhận về nâng tổng số điểm giao dịch và chi nhánh lên hơn 400 điểm; Gia tăng vốn hóa thị trường nhờ tăng trưởng nhanh hơn.
Bên cạnh đó, việc nhận tổ chức tín dụng bắt buộc thì MBB cũng được loại trừ một số nghĩa vụ theo quy định như: Không phải hợp nhất báo cáo tài chính với tổ chức tín tín dụng mới tiếp nhận; Được phép loại trừ tổ chức tín dụng mới nhận khi tính các chỉ số an toàn hợp nhất; Được áp dụng các phương án hỗ trợ theo đề án tiếp nhận bắt buộc như được vay tái cấp vốn, tái chiết khấu với lãi suất thấp…
Ngân hàng Việt đẩy mạnh mảng bán lẻ và số hóa
Theo nhận định của Chứng khoán Mirae Asset, Việt Nam còn dư địa phát triển mảng bán lẻ rất lớn so với các nước trong khu vực. Đây vừa là cơ hội, vừa là thử thách để các doanh nghiệp, đặc biệt là ngành ngân hàng chinh phục thị trường bằng lợi thế riêng có của mình.
Tại mùa đại hội cổ đông thường niên vừa qua, nhiều lãnh đạo ngân hàng cũng cho biết sẽ đẩy mạnh mảng bán lẻ trong thời gian tới để cải thiện khả năng sinh lời cho ngân hàng.
Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, để cải thiện NIM trong năm 2022 và trong thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục sẽ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tối ưu và nâng cao hiệu quả cân đối vốn thông qua chuyển dịch tích cực cơ cấu dư nợ cho vay sang các phân khúc sinh lời cao là khách hàng vừa và nhỏ và Bán lẻ; chuyển dịch tích cực cơ cấu thu nhập, tăng tỷ trọng thu ngoài lãi.
Tương tự tại ABBank, lãnh đạo nhà băng này nhấn mạnh, sau khi tái cơ cấu tổ chức, sẽ đẩy mạnh mảng khách hàng cá nhân, tập trung tăng dự nợ vào các sản phẩm cho vay mua nhà, sản xuất kinh doanh, các loại hình dịch vụ (bảo hiểm, chuyển tiền quốc tế, trái phiếu), đồng thời triển khai mô hình phân khúc khách hàng ưu tiên, khai thác sâu khách hàng đại chúng.
Trên thực tế, một số ngân hàng đã lấy bán lẻ làm trọng tâm, tập trung vào "mảnh đất màu mỡ" này trong nhiều năm qua và đã gặt hái được kết quả ấn tượng. Điển hình nhất là VIB, ngân hàng đang dẫn đầu về tỷ trọng bán lẻ hiện nay tại Việt Nam.
Nhà băng này đang là Top 1 về thị phần cho vay mua ô tô, Bancassurance và Top 3 về thẻ tín dụng trên thị trường. Năm 2021, tổng chi tiêu qua thẻ tín dụng VIB đạt gần 1,7 tỷ đô (gần 40.000 tỷ đồng), đứng thứ 3 toàn ngành, và bình quân chi tiêu trên thẻ đạt gần 24 triệu đồng/tháng/thẻ.
Chiến lược bán lẻ đã giúp VIB liên tục là ngân hàng có tỷ lệ sinh lời thuộc nhóm cao nhất trong hệ thống. Quý 1/2022, nhà băng này này có ROE (tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu) đạt tới 30%.
Theo các chuyên gia, để có thể "chiến thắng" trong cuộc đua ngân hàng bán lẻ, công nghệ số sẽ là yếu tố then chốt, giúp nhà băng mở rộng thị trường, nâng cao năng lực phục vụ khách hàng.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng số cũng đã mang lại tốc độ tăng trưởng vượt bậc cho nhiều ngân hàng thời gian qua và dự kiến họ vẫn sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ.
Moody’s xếp hạng tín nhiệm B3 cho Ngân hàng Bản Việt
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế Moody’s Investors Service vừa công bố mức xếp hạng B3 dành cho Ngân hàng Bản Việt, với triển vọng ổn định.
Moody’s xếp hạng tín nhiệm B3 cho Ngân hàng Bản Việt với triển vọng ổn định |
Theo đó, kết quả này được đánh giá dựa trên tốc độ tăng trưởng ổn định của ngân hàng Bản Việt (BVB) trong những năm gần đây.
Xét về quy mô tổng tài sản, trong gần 5 năm trở lại đây, tổng tài sản ngân hàng Bản Việt tăng trưởng trung bình hơn 17%/năm. Riêng năm 2021, tổng tài sản tăng 25% so với 2020.
Chất lượng tài sản cũng được cải thiện rõ rệt, trong năm 2020 Ngân hàng hoàn tất việc mua lại toàn bộ trái phiếu VAMC trước thời hạn và là một trong nhóm các ngân hàng sạch nợ xấu tại VAMC.
Moody’s cũng ghi nhận triển vọng ổn định của Ngân hàng Bản Việt thông qua năng lực tài chính trong những năm gần đây. Liên tiếp trong 2 năm 2020, 2021, mặc dù bị tác động từ đại dịch Covid-19, đồng thời tập trung đồng hành cùng các khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, Bản Việt vẫn đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt, tăng tương ứng 27% - 44% so với năm trước đó.
Kết thúc quý 1/2022, tổng tài sản đạt gần 78 ngàn tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, trong đó huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt hơn 57 ngàn tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt hơn 49 ngàn 500 tỷ đồng, tăng lần lượt 28%, 18%. Lợi nhuận tăng 14% so với cùng kỳ 2021. Chỉ tính trong quý 1 và tháng 4/2022, ngân hàng đã mở rộng thêm 18 điểm kinh doanh, nâng tổng số chi nhánh và phòng giao dịch lên hơn 100 điểm, hiện diện tại 33 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 6/5: Hệ thống ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ gần 2,8 tỷ USD trong năm 2022
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Ghi bàn tại Ngoại hạng Anh, Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal
-
Hoa hậu Thanh Thủy được trao tặng bằng khen tại Lễ vinh danh sinh viên
-
Sao nam Việt từng yêu nữ tỷ phú hơn 32 tuổi giờ ra sao?
-
HLV Ancelotti bênh vực Mbappe
-
PSG đứng trước những quyết định lịch sử
-
Margot Robbie - Từ ‘gái quê’ trở thành 'biểu tượng gợi cảm' của Hollywood
- Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank
- Những thay đổi quan trọng về tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
- BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
- Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
- Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
- Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật sinh trắc học
- Từ hôm nay 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học
- Danh sách 8 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tuần này, cao nhất 9,5%/năm
- 19 ngân hàng "rủ nhau" tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu "hời" nhất?
- Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng
- Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào nhận cổ tức cao?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027