Vai trò của điện than trong năm 2022
![]() |
![]() |
![]() |
36% tổng lượng điện trên thế giới và hơn 40% lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng
Năm 2021, than chiếm 36% tổng lượng điện toàn cầu (so với 35% vào năm 2020). Theo Dự án Carbon Toàn cầu, vào năm 2022, hơn 41% lượng khí thải CO2 có thể đến từ loại nhiên liệu này.
Nói cách khác, bất kỳ tham vọng nào nhằm giảm lượng lớn khí thải CO2 (chưa nói đến sự trung hòa carbon) sẽ đòi hỏi phải giảm mạnh lượng tiêu thụ than. Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA cho biết: “Hơn 95% lượng tiêu thụ than trên toàn cầu diễn ra ở các quốc gia cam kết giảm lượng khí thải xuống 0”. Ông cũng nhấn mạnh rằng: “Một vấn đề lớn chưa được giải quyết là làm thế nào để quản lý khối lượng than hiện có trên thế giới”.
Các nhà máy nhiệt điện than còn rất “non trẻ” ở châu Á
Theo IEA, ngày nay, gần 9.000 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 2.185 GW đang hoạt động trên toàn thế giới. Trong khi tuổi trung bình của các nhà máy này ở Mỹ vượt quá 40 năm, thì ở các nước châu Á đang phát triển là dưới 15 năm. Điều này cho thấy các nhà máy có khả năng tiếp tục hoạt động lâu dài trong trường hợp không bị kìm hãm bởi các chính sách chính trị.
“Nếu vận hành theo tuổi thọ và tỷ lệ sử dụng thông thường, các nhà máy nhiệt điện than hiện có trên toàn cầu, không bao gồm các nhà máy đang xây dựng, sẽ thải ra lượng khí thải nhiều hơn trước đây so với tất cả các nhà máy nhiệt điện than đã hoạt động”, IEA cảnh báo.
Tiêu thụ than toàn cầu giảm 90% để đạt mục tiêu 1,5°C
IEA cho biết: “Đạt được sự chuyển đổi năng lượng sạch ở quy mô và tốc độ theo yêu cầu của các mục tiêu khí hậu đã công bố có ý nghĩa rất lớn đối với than đá”. Trong kịch bản “APS” của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nếu tất cả các mục tiêu đã công bố cho đến nay đều được hoàn thành đúng thời hạn, tiêu thụ than toàn cầu dự kiến sẽ giảm 70% vào năm 2050 (song song với lượng tiêu thụ dầu và khí đốt giảm gần 40%).
Trong kịch bản “NZE” (“phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”) của IEA, được cho là tương thích với giới hạn 1,5°C về sự nóng lên toàn cầu, tiêu thụ than toàn cầu sẽ giảm 90% vào giữa thế kỷ XXI (ngành điện phải được “khử carbon” hoàn toàn vào năm 2040).
Nguồn:Vai trò của điện than trong năm 2022Ngọc Duyên
nangluongquocte.petrotimes.vn
- Giá dầu khí toàn cầu trước áp lực từ nhu cầu suy yếu
- Ngành công nghiệp LNG Mỹ đưa ra cảnh báo mới
- Phân tích dự báo nhu cầu khí đốt của Đông Nam Á trước năm 2050
- Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt đỉnh sớm hơn dự kiến
- Bản tin Năng lượng xanh: Equinor cho biết có thể mất hàng tỷ đô la do chính sách siết chặt năng lượng gió của Tổng thống Trump
- Nga hạ dự báo doanh thu năng lượng khi giá dầu lao dốc
- Trung Quốc gia hạn lệnh đình chỉ nhập khẩu LNG của Mỹ
- Bản tin Năng lượng xanh: Nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn RWE đã dừng các dự án tại Mỹ
- Trung Quốc lần đầu công bố dự báo năng lượng thế giới
- Châu Âu sắp phá vỡ kỷ lục sản xuất điện năng lượng mặt trời
- Hoa Kỳ đánh thuế mạnh đối với pin mặt trời từ Đông Nam Á
-
Hang Rái – Khúc giao hòa kỳ ảo giữa đá và sóng
-
Hà Giang vào top 44 địa điểm đẹp nhất thế giới
-
Hàng trăm doanh nghiệp "đổ bộ" Triển lãm Kho vận và Tự động hóa Việt Nam
-
Ngắm biển Đồng Châu “ảo diệu” trong ánh bình minh
-
F88 chính thức trở thành công ty đại chúng
-
Lâm Đồng: "Lát gạch xanh" trên bản đồ cà phê bền vững
-
Vinamilk – điểm tựa đáng tin cậy của hàng triệu gia đình Việt
-
Trợ lý CLB Công an Hà Nội lao vào tranh cãi, cầu thủ phải can ngăn
-
HLV Vũ Hồng Việt nói về cuộc đua vô địch V-League