Việc tử tế "Về với bình yên": Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình

13:57 | 08/11/2021

|
Những y bác sĩ trở về từ tâm dịch, những chuyến xe yêu thương hay ngôi nhà của bệnh nhân ung thư đã cho khán giả cảm nhận riêng về giá trị của hai chữ "bình yên".

Nhịp sống đang dần quay trở lại, hình ảnh những con phố tấp nập xe cộ, những phút giây thảnh thơi nhâm nhi ly cà phê buổi sáng... cho mỗi chúng ta đều cảm nhận được sự bình yên. Nhưng chẳng có bình yên nào tự nhiên mà có, nó đòi hỏi nhiều đánh đổi, dấn thân và cả những hy sinh. Đợt dịch bệnh vừa qua đã dạy chúng ta điều đó. Giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh đã đi qua, thông qua ba câu chuyện, nhân vật, chương trình Việc tử tế ngày 06/11 đã giúp chúng ta nhìn lại giá trị của hai chữ "bình yên"!

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 1.

GẶP GỠ CÁC Y BÁC SĨ BV Y HỌC CỔ TRUYỀN TƯ TRỞ VỀ TỪ TÂM DỊCH

Khi các bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 của TP. Hồ Chí Minh lần lượt ngừng hoạt động. Lúc này, người vui mừng hơn cả chính là những y bác sỹ, bởi họ sắp hoàn thành sứ mệnh tiếp nhận chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19 suốt những ngày tháng chống dịch vừa qua. Mong ước được trở về nhà của họ đã thành hiện thực.

Những cái ôm thật chặt, nụ cười và cả những giọt nước mắt đã rơi trong ngày chia tay để trở về của các y bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Họ cùng với 30.000 nhân viên y tế từ mọi miền Tổ quốc đã chi viện cho TP Hồ Chí Minh. Siết chặt tay nhau, nỗ lực hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của người thầy thuốc, cùng cả nước đánh thắng đại dịch.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 2.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 3.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 4.

Trở về Hà Nội và đang thực hiện cách ly y tế, bác sĩ Dương Trọng Nghĩa - Trưởng đoàn công tác số 2, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương chia sẻ, sau 2 tháng sát cánh bên nhau ở nơi "khốc liệt" như thời điểm đỉnh dịch ở Bệnh viện dã chiến số 4, khó khăn không thể nói hết được nhưng đó là kỷ niệm không bao giờ quên với mỗi người trong đoàn.

Cũng trong chương trình, MC Sơn Lâm đã có cuộc trò chuyện với ThS. BS chuyên khoa 1 Thái Hoàng Dương và điều dưỡng Nguyễn Văn Quân thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tại trường quay. Họ là hai trong số những nhân viên y tế đã trở về từ tâm dịch TP Hồ Chí Minh trước đó. BS Hoàng Dương cho biết, không chỉ bản thân anh mà mỗi nhân viên y tế đều có rất nhiều kỷ niệm. BS Dương còn nhớ lúc đoàn Bệnh viện Lão khoa báo tin có 2 nhân viên y tế F0, các y bác sĩ đều rất lo sợ. Không phải sợ bị nhiễm, mà họ sợ mình vào đây để cống hiến, để "chiến đấu", mới vào chưa làm được gì mà bị lây nhiễm thì sẽ rất buồn.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 5.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 6.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 7.MC Sơn Lâm trò chuyện với BS Thái Hoàng Dương và điều dưỡng Nguyễn Văn Quân.

Các bác sĩ lại trở lại vớ nhịp sống, với công việc bình thường của mình. Cuộc sống lại tiếp diễn, những y bác sĩ luôn như vậy, họ vẫn vội vã đi vội vã về, vội vã trao những yêu thương.

NHỮNG CHUYẾN XE YÊU THƯƠNG

Từ những lời kêu gọi của những người cần giúp đỡ, những chuyến xe yêu thương đã lên đường với khởi đầu của vợ chồng anh Nguyễn Bình Minh (Hà Nội). Ban đầu, anh Minh đăng lên facebook, xe 4 chỗ chỉ chở được hai người lớn, một trẻ em, đi được 300km và hoàn toàn miễn phí. Sau hơn 1 năm hoạt động, chương trình Những chuyến xe yêu thương đã có hơn 130 thành viên hoạt động với quy tắc không quỹ, không logo. Điều trị bệnh tật đã tốn kém chi phí, những tấm lòng nhân ái sẽ là liều thuốc quý giá đối với bệnh nhân để có thêm sức mạnh chiến đấu với bệnh tật.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 8.

Chia sẻ với MC Sơn Lâm, anh Bình Minh cho biết, ý tưởng thực hiện chuyến xe yêu thương của anh đến từ suy nghĩ rất đơn giản. Thời điểm rảnh rỗi trong mùa dịch nên anh đã nghĩ tới việc chia sẻ với bệnh nhân bằng những chuyến xe. Đầu tiên, vợ chồng anh chở những bệnh nhân khó khăn của Bệnh viện Nhi Trung ương, vì nhà anh ở gần đó. Dần dần, anh đã lập facebook và có rất nhiều người tham gia cùng.

Chị Mai, vợ anh Bình Minh, người sát cánh cùng anh trong những chuyến xe, cho biết, mỗi chuyến xe là một kỷ niệm, có những bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khiến chị rơi nước mắt mỗi khi nhớ đến.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 9.Vợ chồng anh Minh - chị Mai trong chương trình.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 10.Chị Lê Thị Nhung (giữa) - một trong những cô gái đầu tiên tham gia vào nhóm.

Những chuyến xe yêu thương đã trở thành cộng đồng lớn mạnh lên từng ngày. Nhóm trên facebook đã có 6.300 thành viên với nhiều người ở các tỉnh, trở thành mắt xích quan trọng hỗ trợ bệnh nhân. Trong đó có các tài xế nữ cũng hăng hái tham gia. Trong đợt dịch bệnh vừa qua, mọi người đã triển khai hình thức nối chuyến để chia sẻ, tiếp sức nhau.

Cứ thế những chuyến xe yêu thương âm thầm đi gom góp những nụ cười của những người yếu thế xung quanh mình.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 11.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 12.

NGÔI NHÀ CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

Hà Nội những ngày giãn cách xã hội, có một ngôi trường mầm non không có tiếng cười con trẻ nhưng không gian phòng học vẫn đầy hơi ấm. Một chỗ ở miễn phí cho các bệnh nhân ung thư đã ra đời giữa đại dịch. Điều kiện duy nhất là có giấy ra viện và có giấy xác nhận âm tính với COVID-19. Người khởi xướng ý tưởng này là anh Chu Bá Định, trưởng câu lạc bộ Thiên Thần và cô Nguyễn Hồng Ngọc, Hiệu trưởng trường mầm non.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 13.

Đến nay, trường mầm non đã đón 50 người bệnh và người nhà vào ở miễn phí. Sự sáng tạo khi làm thiện nguyện của người trẻ, tình yêu thương được trao gửi, tất cả đã phần nào giúp người bệnh vơi bớt nỗi lo dành sức cho hành trình chữa bệnh còn dài phía trước.

Những bữa cơm dinh dưỡng, sự hỗ trợ kịp thời về cả vật chất lẫn tinh thần giúp họ tạm quên đi mệt mỏi sau những đợt truyền hóa chất.

Anh Chu Bá Định cho biết, không gian trường mầm non thực sự bình yên còn do các bệnh nhân tạo ra cho nhau. Các cô ở trường mầm non cũng đến chia sẻ với các bệnh nhân để có điều kiện ăn ở tốt nhất.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 14.

Việc tử tế Về với bình yên: Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình - Ảnh 15.Anh Chu Bá Định chia sẻ trong chương trình.

Chỉ có cho đi mới có thể nhận về. Bình yên là điều ai cũng mong muốn trong cuộc sống, và có lẽ để tìm kiếm bình yên cho chính mình chỉ có cách là mang bình yên tới cho người khác. Câu chuyện của những nhân vật trong Việc tử tế trên đây đã chứng minh cho điều đó. Họ là những người đang tìm thấy sự bình yên trong tâm trí của mình.

Nguồn: Việc tử tế "Về với bình yên": Mang bình yên đến cho người khác là tìm kiếm bình yên cho chính mình

PV

vtv.vn