Vỡ mộng sau 20 năm trồng loại cây được quảng cáo là cây tỷ phú
3 loại thực phẩm cứ mọc mầm là quý như vàng, được mệnh danh là "thần dược" |
7 loại củ quả dễ trồng, "lớn nhanh như thổi" |
Nuôi mộng tỷ phú...
Vào những năm 2000, câu chuyện về những người đi rừng may mắn thành tỷ phú vì tìm được trầm hương, hay còn gọi là kỳ nam, lan truyền khắp nơi. Cũng trong thời điểm này, rất nhiều người dân bắt đầu tìm cách tạo trầm bằng việc trồng cây dó bầu rồi dùng các biện pháp kích thích cây.
Nhiều người dân tại xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã trồng dó bầu với kỳ vọng có thể tạo ra trầm hương hay kỳ nam. |
Cách đây hơn 20 năm, qua lời quảng cáo của các công ty bán giống, tin rằng trồng cây dó bầu, sau đó dùng các phương pháp như tiêm axit hay chế phẩm sinh học vào cây sẽ tạo được trầm hương, hàng trăm hộ dân tại xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã đổ xô mua dó bầu về trồng, nuôi mộng đổi đời.
Tại xã Trường Thủy, vườn nhà ai cũng đều trồng cây dó bầu, nhà ít thì vài chục cây, nhà nhiều thì có cả héc ta. Thế nhưng sau hơn 20 năm, cây dó bầu không tạo được trầm hương hay kỳ nam như mong muốn của nhiều hộ dân, mộng đổi đời nhờ dó bầu cũng vì vậy mà tan biến.
Người dân dùng các phương pháp đục lỗ gây tổn thương trên thân cây dó bầu, sau đó tiêm axit, chế phẩm sinh học để tạo trầm hương. |
Ông Nguyễn Văn Quý (SN 1960, trú tại thôn Giang Sơn, xã Trường Thủy) là một trong những người trồng nhiều dó bầu nhất trong xã. Hiện tại, vườn dó bầu của ông Quý còn khoảng 200 gốc, trong đó có gần 100 gốc được trồng từ năm 2003.
Theo ông Quý, vào khoảng những năm đầu 2000, có công ty bán giống đến quảng cáo cây dó bầu trồng lâu năm sẽ cho trầm, bán được với giá rất cao nên ông Quý quyết định mua 300 gốc. Lúc đó ông Quý mua giống với giá khoảng 6.000 đồng/cây.
Sau hơn 20 năm, cây dó bầu không tạo được trầm hương hay kỳ nam như mong muốn của nhiều hộ dân. |
"Hồi đó tiền giống chỉ khoảng 2 triệu đồng, công ty giống dó bầu đến quảng cáo chỉ cần trồng trên 10 năm, kích thích sinh học, cây sẽ tạo trầm hương nên ai cũng hy vọng. Thế nhưng việc kích thích cây dó bầu theo lời quảng cáo của các công ty bán giống không tạo trầm mà nhiều cây còn chết", ông Quý chia sẻ.
...Mòn mỏi chờ kỳ tích
Theo thống kê của UBND xã Trường Thủy, trên địa bàn xã này có khoảng 20 ha dó bầu. Có đến hơn 100 hộ dân trồng cây dó bầu theo hình thức tự phát từ nhiều năm trước. Trên thực tế, đến nay chưa hộ nào trên địa bàn xã trồng cây dó bầu mà thu lợi tiền tỷ như lời đồn.
Theo thống kê của UBND xã Trường Thủy, trên địa bàn xã này có khoảng 20 ha dó bầu. |
Theo chia sẻ của nhiều hộ dân trồng dó bầu, họ từng được các thương lái tìm đến, sau đó đục lỗ, cho thuốc vào cây rồi hứa hẹn một thời gian sau sẽ quay lại mua các cây này. Tuy nhiên, sau một vài năm không thấy người đặt hàng quay lại, người dân cũng không còn hy vọng bán được cây. Đến nay, giá cây dó bầu rất rẻ mạt, thậm chí chẳng có ai hỏi mua.
"Năm 2001, nghe người ta bảo là trồng cây dó này sau 10-15 năm sẽ bán được từ 3-5 triệu đồng, thậm chí nếu có trầm hương hay kỳ nam thì còn thu tiền tỷ nên tôi cũng trồng chứ không biết trầm ở cây như thế nào. Lúc đó tôi trồng được gần một mẫu, giờ chẳng ai hỏi mua", bà Trương Thị Hồng, một hộ trồng dó bầu khác cho hay.
Bà Trương Thị Hồng trồng gần một mẫu dó bầu, thế nhưng sau gần 20 năm vẫn không thể tạo trầm hương, cây cũng chẳng ai hỏi mua. |
Theo ông Phan Hữu Tình, Chủ tịch UBND xã Trường Thủy, nhiều người dân nghĩ rằng chỉ cần trồng cây lâu năm, sau đó khoan lỗ trên thân cây, tiêm axit, chế phẩm sinh học... vào rồi đợi vài năm thì cây sẽ cho trầm hương, thu lợi tiền tỷ. Tuy nhiên, cây dó bầu có tạo thành trầm hương hay không còn cần nhiều yếu tố, phải trải qua thời gian, không hề đơn giản.
Cũng theo ông Tình, cả xã Trường Thủy dù rất nhiều người trồng dó bầu nhưng chưa ai tạo được trầm hương hay kỳ nam. Trong thời gian tới, xã Trường Thủy sẽ khuyến khích người dân chuyển sang trồng các loại cây khác phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng, có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Không bán được cây, nhiều người đã quyết định phá bỏ dó bầu để chuyển đổi mô hình trồng trọt. |
Được biết, theo khoa học, trầm hương được sinh ra từ vết thương của cây dó bầu. Vết thương từ cây dó bầu sau khi đọng nước sẽ tiết ra một chất nhựa tự vệ để bao bọc, chống các tác nhân gây hại xâm nhập cây. Nhựa cây tiết ra một thời gian sẽ trở nên đậm đặc hơn, có mùi hương thơm và trải qua thời gian dài, chịu ảnh hưởng, tác động tự nhiên thì mới có khả năng sinh ra trầm hương. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất hiện trầm hương và kỳ nam là cực kỳ thấp.
Nguồn: Vỡ mộng sau 20 năm trồng loại cây được quảng cáo là cây tỷ phú
Tiến Thành
dantri.com.vn
- Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
- Thượng tá Lê Minh Hải giữ chức Phó Trưởng Công an quận Hà Đông (Hà Nội)
- Đồng Nai: Hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học vì lũ ngập trường
- Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết
- Đại tá Hà Văn Bắc giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp
- Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
- Trình phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- 5 bóng hồng quyền lực trên thương trường Việt
- Nâng tầm công tác lý luận gắn với nghiên cứu khoa học, xây dựng tòa soạn hội tụ đồng hành cùng thanh niên tiến bước vào kỷ nguyên mới
- Chính thức từ 1/11, Hà Nội tăng giá vé xe bus sau 10 năm giữ nguyên giá
- Nữ sinh lớp 6 xuất bản tiểu thuyết bằng tiếng Anh trên toàn cầu
-
Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
-
Những thay đổi quan trọng về tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
-
Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
-
Tử vi ngày 26/10/2024: Tuổi Mão ấn tượng tốt đẹp, tuổi Mùi tràn đầy năng lượng
-
Dự báo thời tiết ngày mai (25/10): Các khu vực ngày nắng; Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, có sương mù, vùng núi rét
-
VFF hành động, Rafaelson sáng cửa dự AFF Cup 2024?
-
Người đẹp Myanmar tuyên bố 'không cần vị trí Á hậu 2 Miss Grand International 2024'
-
BSR: Vì mục tiêu phát triển bền vững ngành lọc hóa dầu Việt Nam
-
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết